Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Cách xử lý động mạch khoeo hai bên dầy?

(08:20:12 AM 06/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Hỏi: Tôi 72 tuổi, bị bệnh tim mạch, đã đặt stent năm 2008 đến nay vẫn bình thường 7 - 8 năm nay tôi lại tê chân trái, nhất là vùng lòng bàn chân, sau đùi và sau cẳng chân, thời gian gần đây thì tê mỏi, nhức, đi bộ khoảng 150m là không đi được phải nghỉ.Mới đây đi khám bác sĩ nói tôi bị động mạch khoeo hai bên dầy, vôi hóa nhẹ nội mạc. Xin hỏi, động mạch khoeo của tôi như vậy phải xử lý thế nào, có cần đặt stent không?Nguyễn Xuân Nghĩa (phường Đồng Tâm, Đống Đa, Hà Nội).

TS Lê Văn Trường, Trưởng khoa Chẩn đoán can thiệp mạch, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trả lời:


 

Khám động mạch kheo.

Khám động mạch kheo.

Theo như mô tả có khả năng bác bị tắc hoặc hẹp nặng động mạch chậu, chi dưới cả hai bên, bên trái nặng hơn bên phải.

 

Biểu hiện của bệnh là đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ một lúc mới có thể tiếp tục đi được.

 

Hiện tượng đó lặp lại sau một khoảng cách đi bộ nhất định. Khoảng cách đó ngắn dần chứng tỏ bệnh đang tiến triển nặng lên; đau bàn, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ.

 

Bệnh nhân thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân và lâu dần da chân tái, lạnh; loét và hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân, kèm theo cảm giác đau liên tục, thuốc giảm đau không có tác dụng.

 

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác siêu âm như của bác chưa đủ để bác sĩ khẳng định tổn thương. Bác nên đi khám ở nơi có chuyên khoa mạch máu như Khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, khi đó bác mới có thể được tư vấn chính xác hơn. Trường hợp đúng bệnh cần nong hoặc đặt stent để tránh loét và hoại tử. 

(Nguồn: T. Nga/ Kiến thức)