Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Phú Yên: "Vàng tặc" lộng hành-Tai nạn rình rập

(07:35:18 AM 06/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Tại các bãi khai thác vàng trái phép, tai nạn có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Thế nhưng, vì miếng cơm manh áo, nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm khi trở thành “vàng tặc”

Tại các bãi vàng suối Tre, suối Ma Đói và suối Giang (xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh - Phú Yên), đầu nậu thường dùng một lượng lớn chất độc cyanua để đãi vàng rồi thải ra sông suối.

 

Ông Thái Anh Tuấn, một người đánh cá ở hạ lưu suối Tre, cho biết trước đây, những suối này có rất nhiều cá nhưng nay chẳng còn nữa và cũng không ai dám đánh bắt. “Việc dùng cyanua để đãi vàng trái phép đã hủy hoại môi trường nghiêm trọng” - ông Hoa Minh Châu, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Hinh, bức xúc.

 

Còn tại bãi vàng Hòn Hàn (xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa - Phú Yên), “vàng tặc” dùng mìn để khai thác, trong khi đập đầu mối Đồng Cam nằm ngay chân núi nên bị đe dọa nghiêm trọng. “Việc nổ mìn trong lòng núi gây nên những chấn động không nhỏ, ảnh hưởng đến thân đập” - ông Trần Tiến Anh, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam, nhận định. Chưa hết, một lượng lớn cyanua dùng để đãi vàng nơi đây được thải ra bên ngoài, khi gặp mưa thì chảy tràn xuống sông Ba, theo 2 kênh chính Nam và chính Bắc vào đồng ruộng, rất nguy hiểm đối với người dân.


Chất cyanua từ các giàn đãi vàng được xả ra sông suối gây nguy hiểm cho người dân xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh - Phú Yên. Ảnh: HỒNG ÁNH
 

Ông H., một phu vàng đã bỏ nghề ở thôn Bình Sơn, xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, cho biết đã chứng kiến 2 vụ sập hầm ở Hòn Cồ (xã Sông Hinh) làm 2 người chết và 3 người bị thương. “Khi xảy ra tai nạn, những người trong nhóm thường lặng lẽ đưa nạn nhân về quê mai táng nên ít ai biết” - ông H. nói.

 

Theo ông H., các hầm khai thác vàng trái phép ở Hòn Cồ thường được đào rất sâu và dài, có khi từ miệng hầm, phải đốt hết 12 cây nến mới đến được nơi khai thác. Trong khi đó, việc chống đỡ ở các hầm vàng này rất sơ sài nên nguy cơ sập rất cao.

 

Trước đó, ngày 15-7, tại đoạn sông Giăng chảy qua bản Cao Vều 3, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn - Nghệ An, 2 cháu Hà Văn An (5 tuổi) và Lương Văn Anh (6 tuổi) đã thiệt mạng vì sẩy chân xuống hố đào đãi vàng. Hai ngày sau, một vụ sập hầm đào đãi vàng đã xảy ra tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - Nghệ An làm 3 người chết và 7 người bị thương. Tại huyện này, cách đây hơn 1 năm, cũng xảy ra cái chết thương tâm của 5 người khi hầm đào đãi vàng ở bản Đình Hương, xã Tam Đình bị sập.

 

Tai nạn sập hầm đào đãi vàng liên tiếp xảy ra nhưng vì miếng cơm manh áo, nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm khi trở thành “vàng tặc”. “Không có cái gì ăn nên phải xuống khe đào vàng. Dân bản mình ai cũng đi đào vàng để kiếm sống cả” - chị Lô Thị Duyên (ngụ bản Hào, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương)-ép diễn ra từ nhiều năm nay, chính quyền đã nhiều lần tổ chức truy quét nhưng vẫn không chấm dứt được.

(Nguồn: HỒNG ÁNH - HẢI VŨ/NLĐ)