Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Khổ vì nước sinh hoạt nhiễm mặn

(00:03:01 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Từ đầu năm 2005 đến nay, nguồn nước sinh hoạt của gần 100 hộ dân ở nhiều thôn ven biển của các xã Quảng Lưu, Quảng Thái, Quảng Hải, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) bị nhiễm mặn nghiêm trọng, không thể sử dụng được. Suốt hơn ba năm qua, người dân nơi đây phải hì hụi đi gần 1km để lấy nước sinh hoạt hàng ngày.

Từ đầu năm 2005 đến nay, nguồn nước sinh hoạt của gần 100 hộ dân ở nhiều thôn ven biển của các xã Quảng Lưu, Quảng Thái, Quảng Hải, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) bị nhiễm mặn nghiêm trọng, không thể sử dụng được. Suốt hơn ba năm qua, dân nơi đây phải hì hụi đi gần 1km để lấy nước sinh hoạt hàng ngày.

Hàng ngày, vợ chồng chị Phạm Thị Thơ, ở thôn 1, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) phải đi chở nước từ nơi khác về để dùng.

Chị Phạm Thị Thơ (38 tuổi, trú tại thôn 1, xã Quảng Lưu) bức xúc: “Từ trước năm 2004, giếng khoan, giếng đào của các gia đình chúng tôi đều có nước ngọt đủ để sử dụng hàng ngày. Nhưng từ năm 2004, khi có các cơ sở nuôi tôm theo mô hình nuôi tôm trên cát về địa phương làm ăn thì nguồn nước sinh hoạt của địa phương bắt đầu bị nhiễm mặn.

 

Đầu năm 2005 đến nay, tất cả các giếng của 53 hộ ở thôn 1 đều không thể sử dụng được. Hàng ngày, chúng tôi phải vào các thôn cách gần 1 km để gánh, thồ nước sinh hoạt, rất vất vả”.

 

Ông Nguyễn Công Sinh- chủ tịch UBND xã Quảng Lưu cho biết: Thực hiện chủ trương của huyện, tỉnh, năm 2004 và 2005, UBND xã Quảng Lưu đã bàn giao đất ở thôn 1 cho các đơn vị thuê để nuôi tôm trên cát.

 

Cụ thể các đơn vị nhận đất là Trại giam Thanh Lâm (thuộc cục V26, Bộ Công an) 8,59 ha; Công ty Trang Sơn 4,5 ha; Công ty Tuấn Hiền 8,95 ha; Trại nuôi tôm giống của ông Tống Đình Hùng 0,2 ha và Trại nuôi tôm giống của ông Nguyễn Văn An 1 ha.

 

Khi đi vào hoạt động, các đơn vị này đào thành các hồ trên bãi cát (sâu từ 1,5- 2 m), lót tấm bạt dưới đáy rồi bơm nước biển (cùng với nước ngọt vừa phải) vào hồ để nuôi tôm. Có thể do chưa làm đúng kỹ thuật, hoặc tấm bạt bị rách dưới đáy, nên nước biển thường xuyên ngấm vào khu dân cư, làm toàn bộ nguồn nước giếng của dân ở thôn 1 (xã Quảng Lưu) và nhiều hộ dân ở xã Quảng Hải, Quảng Thái bị nhiễm mặn nghiêm trọng, không thể sử dụng được.

 

Ông Sinh cho biết thêm, để giúp dân, Trại giam Thanh Lâm và UBND xã đã đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung cho bà con, nhưng chỉ giải quyết được cho vài hộ.

 

Được biết, chính quyền địa phương và nhân dân ở các xã nêu trên đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, tỉnh về thực trạng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn, mong được giải quyết nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín.

 

(Theo Tổ Quốc)