Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Toàn thế giới sẽ phải ăn chay vào năm 2050

(09:35:03 AM 01/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu khoa học vừa cảnh báo rằng đến năm 2050 khi dân số đạt khoảng 9 tỷ người thì tất cả sẽ buộc phải chuyển sang chế độ ăn chay để giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ tình trạng khan hiếm nguồn nước.

Historic-Drought-Cripples-008.jpg
Hình ảnh chú bò grazes trên cánh đồng lúa mì khô cằn (Logan, Kansas) vì chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ


Dự đoán được đưa ra sau cuộc họp thường niên của Liên Hiệp Quốc về vấn đề cung ứng nước toàn cầu vừa diễn ra tại Stockholm (Thụy Điển) - Hội nghị quy tụ khoảng 2500 quan chức, các nhà nghiên cứu khoa học, tổ chức phi chính phủ đến từ 120 quốc gia cũng đã cùng nhau đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng đói nghèo cũng như tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trong tương lai.

Theo giới phân tích, vào khoảng năm 2050 (dân số 9 tỷ người) thì tình trạng thiếu nước dành cho các hoạt động sản xuất lương thực sẽ xảy ra nếu khẩu phần ăn hằng ngày của các quốc gia phương Tây không sớm được thay đổi. Tình hình trên sẽ được khắc phục khi thực đơn bữa ăn có nguồn gốc từ động vật chỉ giới hạn xuống còn 5% trên tổng lượng calo. Ngoài ra, các quốc gia đang đối mặt với vấn đề khủng hoảng nước cần phải nhận được sự hỗ trợ từ các thị trường kinh doanh thực phẩm bình ổn giá. Tuy vậy với việc thực phẩm giàu protein sản xuất từ lương thực tiết kiệm lượng nước từ 5 – 10 lần so với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, đi kèm với tình hình thời tiết toàn cầu đang diễn biến ngày một xấu đi thì ăn chay mới chính là giải pháp tối ưu cho tình trạng trên.

Tổ chức Oxfam còn dự đoán thế giới sắp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu lần thứ 2 trong vòng 5 năm khi mà giá cả các mặt hàng chủ lực như ngô và lúa mì đã tăng 50% kể từ tháng 6 bởi đợt hạn hán nghiêm trọng đang diễn ra ở Mỹ, Nga và một số quốc gia châu Á. Đợt tăng giá này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia đang phát triển tại Châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Trung Đông (sống chủ yếu dựa vào nguồn lương thực nhập khẩu). Theo thống kê thì hiện đang có hơn 18 triệu người tại khu vực Shahel (Châu Phi) đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Liên Hợp Quốc còn cho biết trong tương lai, cung ứng nước toàn cầu sẽ trở thành vấn đề bức bách khi dự kiến đến năm 2050 thì con người sẽ cần nhiều nước hơn cho hoạt động sản xuất lương thực (sản lượng tăng 70%), lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt hằng này cũng sẽ tăng 60% (trong vòng 30 năm tới), chưa kể nguồn nước phục vụ sản xuất điện tiêu dùng cho khoản thêm 1,3 tỷ người.

Trước mắt, Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) đang đề xuất cung cấp máy bơm nước cho nông dân các quốc gia cận Shahara và Nam Á nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sử dụng lương thực tại đây.

Được biết hiện 20% hàm lượng protein mà con người hấp thụ có nguồn gốc từ các sản phẩm liên quan đến động vật và khoảng 1/3 diện tích đất canh tác trên toàn thế giới được dành để sản xuất lương thực nuôi động vật. 

(Nguồn: TT/ Guardian)