Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
Các vụ việc còn nổi cộm như khai thác lậu, vượt thiết kế, tận cải tạo mặt bằng để “trộm” khoáng sản...Điển hình, các ngành chức năng đã phát hiện Công ty TNHH Phú Năm Minh ở xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát "ăn gian" khai thác khi giấy phép đã hết hạn; Công ty Bạch Nhan ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng khai thác không phép trên 49.000m3 đất phủ và hơn 1.000m3 đất sét với số tiền trốn thuế lên đến hơn 100 triệu đồng. Còn cơ sở của ông Trần Văn Nhơn, ở xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo tận dụng cải tạo mặt bằng “trộm” trên 10.000m3 đất sét để trốn trên 79 triệu đồng tiền nộp thuế....
Ông Nguyễn Văn Kim, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cho biết, hành vi khai tác cát lậu trên sông Sài Gòn, Đồng Nai và nhiều khu vực trong tỉnh đang trở nên nhức nhối. Tuy nhiên, nhiều ghe bơm hút cát thường hoạt động vào ban đêm, khi lực lượng chức năng xuất hiện, các đối tượng cho đánh chìm ghe xuống đáy sông và tẩu thoát nên rất khó bắt và xử lý. Có những thủ đoạn còn tinh vi hơn như dùng hóa đơn mua cát của nhiều tỉnh, thành ở miền Tây nhưng thực chất là dùng giấy tờ này để "qua mặt" các ngành chức năng,̉ hợp thức hóa bơm cát lậu từ lòng sông lên bến bãi.
Ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo cho biết, ở huyện Phù Giáo hoạt động khai thác ở các mỏ đá, cao lanh, đất sét khá rầm rộ. Thế nhưng, điều lạ là khi nghe huyện chuẩn bị thành lập đoàn kiểm tra thì đột nhiên bên trong các mỏ hoạt động trở nên "êm ru".
Theo ô ng Hồ Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát, trong khai thác khoáng sản có một số thủ thuật rất tinh vi để lách luật, trốn tránh chính quyền . Ví như chính quyền ra thông báo chuẩn bị đóng cửa mỏ thì đột nhiên các công ty khai thác tăng đột biến công suất lên hàng chục lần. Tuy nhiên, hiện mức độ đóng góp thuế vào ngân sách của các mỏ hết sức nhỏ bé so với khối lượng khai thác . Ô ng Võ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Dương cho biết: Cả năm 2011, thuế tài nguyên của hàng chục công ty khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đóng là 119 tỉ và 7 tháng đầu năm 2012 là 53 tỉ đồng.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, tính đến đầu năm 2012, trên địa bàn có 25 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Tổng số giấy phép còn hiệu lực là 41 với tổng diện tích hơn 500 ha, công suất khai thác gần 14 triệu m3/năm.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn, UBND tỉnh Bình Dương ̣ yêu cầu các ngành chức năng kiên quyết thu hồi giấy phép khai thác đối với các trường hợp hoạt động khoáng sản vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhất là các trường hợp khai thác gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động, mất an ninh trật tự gây bức xúc trong nhân dân vùng có khoảng sản khai thác. Cần đẩy mạnh việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép trên lĩnh vực hoạt động khoáng sản, đảm bảo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật; không xem xét gia hạn hay bổ sung, cấp mới giấy phép khai thác khoáng sản cho các cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động khoáng sản vi phạm ở mức độ nghiêm trọng.