Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnhh minhh họa
PV : Việc quy định về kinh doanh thịt phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ NN&PTNT đề ra là cần thiết nhưng trước khi ban hành Bộ có xem xét tính khả thi khi Thông tư có hiệu lực vào ngày 3/9 tới?
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần : Trước phản ứng về tính khả thi của Thông tư 33, Bộ đã chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung Thông tư 33 về kiểm soát thịt tươi sống cho phù hợp với điều kiện thực tiễn trước thời điểm có hiệu lực vào ngày 3/9 tới. Hiện Cục Thú y đã trình những nội dung sửa đổi của Thông tư 33 và lãnh đạo Bộ đang xem xét các nội dung này. Nhìn chung ý muốn của Cục Thú y rất tốt nhưng tính khả thi đúng là khó áp dụng. Thực tế, các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát thời gian giết mổ và thời gian thịt đưa ra thị trường kinh doanh đã đủ 8 tiếng chưa để xử phạt và Thông tư cũng không quy định rõ chế tài xử phạt đối với người kinh doanh nên rất khó để thực hiện. Vì vậy, Thông tư 33 sau khi sửa đổi, điều chỉnh sẽ quy định rõ thực phẩm kinh doanh trong 8 tiếng như thế nào; đơn vị nào, ai là người kiểm tra việc này; chế tài xử phạt như thế nào…
PV : Qua việc này, Bộ có giải pháp gì để tránh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư thiếu tính khả thi?
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần : Trước mắt, đối với Thông tư 33, việc điều chỉnh, bổ sung không kịp trước thời gian Thông tư có hiệu lực thì Bộ sẽ gia hạn thi hành. Cụ thể như thế nào, Bộ sẽ thông báo trước ngày 3/9. Trường hợp, Bộ chưa thấy phù hợp sẽ lùi thêm thời gian có hiệu lực của Thông tư. Việc sửa đổi, bổ sung phải căn cứ vào thực tiễn, nội dung nào hợp lý thì giữ nguyên, nội dung nào chưa phù hợp sẽ sửa đổi. Các thông tin sẽ được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT.
Rút kinh nghiệm từ Thông tư 33, thời gian tới, các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ ban hành phải có quy trình soạn thảo chặt chẽ hơn, thận trọng hơn, kỹ lưỡng hơn không để xảy ra những trường hợp tương tự. Bộ cũng đã nghiêm túc phê bình tổ soạn thảo Thông tư 33. Bộ cũng đã chỉ đạo trong quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thời gian tới tránh tình trạng khi lấy ý kiến góp ý, người góp ý kiến không đọc kỹ nội dung mà vẫn cho ý kiến đồng ý. Ngoài ra cũng cần tránh những yếu tố chủ quan trong việc tổng hợp các ý kiến trước khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hay Thông tư.