Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ngoài dự án 1,2 tỉ đô la Mỹ của tập đoàn Tokyu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đến nay có trên 170 dự án khác của Nhật Bản đầu tư hơn 3 tỉ đô la Mỹ vào Bình Dương. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư đến từ Nhật Bàn đang nắm bắt thời cơ kinh doanh ngày càng lớn ở Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tăng vốn
Thời gian qua, Bình Dương được biết đến là địa phương sôi động, có “làn sóng” đầu tư lớn nhất của cả nước. Mới đây, ngày 14/8/2012, tỉnh cấp thêm 17 giấy phép đầu tư mới và bổ sung tăng vốn, trong đó có đến 12 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.
Đây là khoảng thời gian lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn bận rộn với các nhà đầu tư đến từ nước ngoài. Ngày 15/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Mashahiro Mizuno của Tập đoàn triển Sun – S, một trong những tập đoàn vào Bình Dương rất sớm để triển khai dự án Wonderful Sài Gòn Electrics tại Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore với tổng vốn đầu tư trên 240 triệu đô la Mỹ . Và nhà đầu tư Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng thêm dự án kinh doanh tại địa phương này.
Ông Trần Văn Liễu, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương trao Giấy phép đầu tư cho Tổng giám đốc Hyodo Yoshifusa. (Ảnh: Dương Chí Tưởng/Vietnam+)
Ông Mashahiro Mizuno cho biết: Hoạt động của nhà máy ở Bình Dương không ngừng phát triển, ổn định, nên tới đây chúng tôi mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Wonderful Sài Gòn Electrics chuyên sản xuất camera module (dùng cho điện thoại di động với công nghệ vi cơ điện tử và cảm biến theo nguyên lý mới) cho các đối tác Apple, Nokia, Sharp và một số linh kiện bo mạch điện tử dùng cho thiết bị mạng.
Trong các dự án bổ sung tăng vốn đáng chú ý , dự án của Công ty TNHH Sài Gòn Stec (vốn Nhật Bản) đã tăng thêm số vốn khá lớn - 175 triệu USD để mở rộng sản xuất, kinh doanh tại KCN VSIP II. Trước đó, Công ty này đã đầu tư 340 triệu USD vào Bình Dương xây nhà máy sản xuất bản mạch điện tử camera.
Ông Hidetake Senoo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Stec, cho biết : “L ãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tạo thêm niềm tin cho chúng tôi, vì vậy Công ty quyết định tăng vốn đầu tư để mở rộng nhà máy sản xuất làm ăn lâu dài tại địa phương ” . Ô ng Senoo cho biết thêm: “Hiện nay, theo đơn đặt hàng của khách hàng, công ty yêu cầu phải sản xuất mỗi tháng 7-8 triệu sản phẩm camera. Trong tháng 9-10 tới đây sẽ tăng số lượng sản phẩm lên gấp đôi nên chúng tôi quyết định bổ sung tăng vốn hàng trăm triệu USD xây dựng thêm nhà máy tại Bình Dương mới đáp ứng cho khách hàng”.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Công ty Meiwa Việt Nam Kobayashi Shuichi ( thuộc Tập đoàn Meiwa INC Nhật Bản) cho biết: "C húng tôi rất vui mừng dự án vừa được Bình Dương cấp giấy phép đầu tư . Chúng tôi cam kết nhanh chóng triển khai xây dựng nhà máy và dự kiến năm 2013 sẽ đi vào hoạt động. Nhà máy này đạt công suất hàng năm sản xuất trên 120.000 bộ cắm chip, 48.000 linh kiện máy cắm chip, 40.000 máy công cụ, 8.000 rô-bốt công nghiệp, 800.000 linh kiện xe hơi...". Đây là dự án sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến, phù hợp với chủ trương kêu gọi thu hút đầu tư của tỉnh.
Tạo sẵn mặt bằng khu công nghiệp phục vụ nhà đầu tư
Theo đánh của các nhà chuyên môn: Dòng vốn FDI – vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào Bình Dương chứng tỏ môi trường các khu công nghiệp (KCN) của Bình Dương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các nhà đầu tư khó tính trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn.
Môi trường đầu tư ở Bình Dương được các nhà đầu tư đánh giá cao là nhờ cơ sở hạ tầng các KCN đồng bộ, tạo quỹ đất sẵn có để phục vụ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay, tỉnh đã phát triển 28 khu công nghiệp với tổng quỹ đất lên đến hơn 9.000 ha, trong đó có đến 24 KCN đạt tỉ lệ lấp kín từ 80%-90%. Điển hình, nhiều KCN trở thành “thương hiệu” có tiếng trên trường quốc tế như: KCN Việt Nam-Sinagpore, Mỹ Phước, Sóng Thần....
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung cho rằng, môi trường KCN là bộ mặt để các nhà đầu tư đến xem, họ ưa thích mình mới kêu gọi, thu hút họ vào tỉnh đầu tư được. "Song, để có thuận lợi hơn, chúng ta cần quan tâm đến các dịch vụ để phục vụ tốt nhất cho hoạt động thu hút đầu tư và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính để các doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với chính quyền, các cơ quan, sở, ngành có liên quan như thuế, hải quan... nhằm giải quyết các chính sách, vướng mắc để các nhà đầu tư yên tâm triển khai dự án có kết quả", ông Cung nói.
Theo ông Cung, với 7 trường đại học trên địa bàn tỉnh đang hoạt động, trong đó trường Đại học Quốc tế miền Đông, trường Đại học Việt – Đức đang đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Đây là lợi thế không nhỏ để phục vụ các nhà đầu tư.
Nhìn nhận về môi trường đầu tư của Bình Dương, ông Mitsuhiro – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh đánh giá: Môi trường rất thông thoáng, mở ra nhiều cơ hội làm ăn lớn tại Bình Dương và mọi người rất muốn đầu tư kinh doanh. Theo nhận xét của ông Mori, số hội viên doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh hiện là trên 580 hội viên, đặc biệt số hội viên của Nhật Bản tìm đến Bình Dương ngày càng tăng lên nhiều hơn.