Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đến ngày 23/9, có trên 700 đơn thư kêu cứu và tố cáo gởi đến Cục cảnh sát môi trường, Bộ Công an, từ các hộ dân sống dọc theo sông Thị Vải, ở TP.HCM đến Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
>> Phá trận đồ nước thải ở Vedan Việt Nam
>> Phát hiện thêm những dấu hiệu bất thường khác của Vedan
Hầu hết các hộ dân gởi đơn kêu cứu và tố cáo Công ty Vedan đều có nguồn thu nhập lệ thuộc vào dòng sông Thị Vải. Thế nhưng, sự ô nhiễm của con sông này, mà bước đầu đã xác định nguyên nhân một phần do Công ty Vedan xả nước thải trực tiếp xuống lòng sông Thị Vải, đã khiến người dân sống ven sông thất thu nguồn sống.
Anh Trương Văn Thảo (ngụ xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM) cho biết, từ năm 1980 đến nay, gia đình anh sống bằng nghề nuôi tôm trên lưu vực sông Thị Vải, cách Công ty Vedan khoảng 4km về phía hạ lưu.
Đã có hơn 700 đơn tố cáo Vedan. |
“Mỗi một con nước, gia đình tôi thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng. Một tháng hai con nước, trừ các chi phí, gia đình còn giữ lại 15 triệu đồng hơn. Vào năm 1996, tôm nhà chết hàng loạt, gia đình tôi gởi đơn kêu cứu, Công ty Vedan đến hỗ trợ một lần sáu triệu đồng”, anh Thảo cho biết.
Kể từ đó, tôm chết ngày một nhiều hơn và gia đình anh lam vào cảnh nợ nần, sức khoẻ ngày một suy yếu, bệnh hoạn,
Còn anh Trần Văn Đen (ngụ tại Long Thành, Đồng Nai) cho biết, từ năm 1990 anh hành nghề chài lưới trên sông Thị Vãi, đến năm 1994, từ khi Vedan thành lập, dòng sông trở nên ô nhiễm, tôm cá chết hàng loạt, khiến anh phải gác chài, bỏ nghề, thất thu nguồn sống.
Bà Nguyễn Thị Bình (ngụ huỵên Long Thành, Đồng Nai) ghi trong đơn từ xưa đến nay, tôi chỉ kiếm sống bằng nghề bắt ốc, đào chem chép bên sông Thị Vãi, mỗi ngày kiếm được 50 - 70.000 đồng để chạy chợ. Nhưng từ khi có nhà máy Vedan đến nay, nguồn thu nhập đó của tôi bị mất đi, vì tôm, cá, ốc, chem chép chết hết.
“Tôi mới biết cảnh sát môi trường vừa phát hiện sai phạm của nhà máy Vedan, nên mới dám mạnh dạn đệ đơn này, trình lên quý cấp cứu xét, buộc nhà máy Vedan phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chúng tôi” - bà Bình viết.
Hịên Cục cảnh sát môi trường, Bộ Công an vẫn đang phối hợp cùng cơ quan liên ngành để điều tra làm rõ hành vi sai phạm của Vedan.
Mới đây, ngày 22/9, Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Công an phát hiện thêm ống xả chất thải thứ tư xuống lòng sông Thị Vải.
(Theo Vietnamnet)