Một góc hồ chứa ô nhiễm và hôi thối. |
Một đoạn ống nhựa lắp đặt ngầm, miệng hướng về sông Phan. |
Nhà máy bột mì ướt Vedan tại Bình Thuận nhìn từ vệ tinh. |
Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Dòng nước thải bốc mùi này đã thoát ra ngoài cạnh bờ sông với màu trắng đục, đầy ruồi bọ. |
>> Nhà máy bột mì Vedan tại Bình Phước xả thẳng nước thải
Nhà máy chế biến tinh bột mì ướt Vedan đặt tại xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam, được tỉnh Bình Thuận, chấp thuận đầu tư từ năm 2003. Nhà máy nằm cặp theo sông Phan. Phía hạ lưu có hàng ngàn người Hàm Thuận
Khai trương nước thải
Tháng 2/2004, khi đang còn trong quá trình lắp đặt thiết bị, nhà máy này đã nhập khoai mì về chạy... thử dù các cơ quan có chức năng chưa chấp thuận. Hậu quả là từ ngày 10 đến 13/2/2004, chỉ sau ba ngày chạy thử, nước thải được xả thẳng xuống sông Phan khiến tôm, cá chết nổi sông. Lần đó, trả lời PV, ông Choong Nam Sanh - lúc đó là quản lý dự án (hiện là quản đốc nhà máy) - thừa nhận tại hồ chứa mủ có xảy ra rò rỉ nhưng lượng nước chỉ chảy ra xung quanh chứ không chảy ra sông.
Nhà máy bị Sở Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) Tỉnh Bình Thuận buộc ngưng hoạt động, đến 1/12/2004 được cho phép hoạt động trở lại và chỉ sau 26 ngày hoạt động, mùi xú uế của nước thải đã lên men phát tán khắp nơi khiến người dân trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra và kết luận sau 26 ngày, nhà máy này sử dụng hơn 3.600 tấn nguyên liệu.
Kết quả phân tích về ô nhiễm không khí lấy từ một nhà dân cách nhà máy 200 m, chỉ tiêu NH3 (amoniac) vượt hơn 1,5 lần tiêu chuẩn cho phép. Riêng phân tích mẫu nước thải tại hồ chứa, hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Ngày 26/1/2005, Vedan Bình Thuận bị
Bốn năm chưa nghiệm thu hệ thống xả thải
Theo Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận, làm việc về xử lý ô nhiễm mùi với Vedan luôn nghe họ khẳng định là việc giải quyết được. Trong khi đó Sở cũng đã trao đổi với một số nhà khoa học về môi trường trong nước và được biết rằng không thể triệt tiêu hoàn toàn mùi hôi do chế biến mì gây nên.
Đáng nói là hệ thống xử lý nước thải của nhà máy này sau bốn năm đưa vào hoạt động vẫn chưa được nghiệm thu, hệ thống sục khí lại thường bị hỏng. Trong những ngày này, trong vai những người đi câu cá, chúng tôi cũng đã lọt vào nhà máy sau khi vượt sông Phan từ bờ bên kia. Dù đã ngưng hoạt động từ lâu nhưng tại khu vực hồ số một của nhà máy này có dung tích hơn 71 ngàn m3, nước biến thành màu xanh lét và hôi nồng nặc.
Toàn bộ bốn hồ chứa đều đắp bằng đất và không đầm chặt, vách hồ bị xói lở, nước thải cứ thế tràn ra ngoài theo đó xuống sông Phan. Tại đuôi hồ số một, chúng tôi còn phát hiện một dòng chảy lớn sát bên sông đã biến thành màu trắng đục như sữa, mốc meo, ruồi bọ bu đầy.
Nhiều người sống ven sông cho biết vào mùa khô, khi nước đã cạn dưới đáy sông luôn đóng một lớp màu nâu đỏ dày cả tấc, cực kỳ hôi thối. Nếu lỡ bước chân vào sẽ bị nổi mụn đỏ, ngứa ngáy. Theo họ dòng sông Phan hiền hòa từ nhiều năm qua không hề thấy chuyện này nhưng từ khi Vedan sản xuất mì ướt tại đây mới bắt đầu xuất hiện.
Chúng tôi đã thử dò tìm hệ thống xả nước và bất ngờ phát hiện hằng hà sa số các loại ống nhựa, cống xi măng đặt ngầm từ trong nhà máy hướng miệng ra sông Phan. Tuy nhiên, không thể biết đâu là ống xả nước thải, đâu là ống xả nước sinh hoạt.
Ông Hùng - một nông dân sống cạnh sông Phan cho biết đoạn sông này thường ngập lụt vào mùa mưa. Mỗi lần nước lụt tràn lên và khi rút xuống thì nước thải trong các hồ chứa khổng lồ của nhà máy này cũng tự nhiên rút theo!
Một góc hồ chứa ô nhiễm và hôi thối. |
Một đoạn ống nhựa lắp đặt ngầm, miệng hướng về sông Phan. |
Nhà máy bột mì ướt Vedan tại Bình Thuận nhìn từ vệ tinh. |
(Theo Pháp Luật TP HCM)