Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnhh minhh họa
Loài ấu trùng này trông giống con sâu và ăn lá thông, đọt thông làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây thông. Theo thống kê sơ bộ, tại xã Đăk Sao, Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông và một số xã của huyện Đăk Tô, Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) toàn công ty đã có trên 20ha cây thông bị ấu trùng loài ong này “tấn công”. Cây thông bị ong ăn lá với mật độ từ 20 – 70%. Có cây bị ong ăn trơ trụi lá, mất khả năng quang hợp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Trước mắt, Công ty đang tiến hành vệ sinh rừng, tỉa thưa, phát dọn thảm thực bì, thu gom tàn dư đem tiêu hủy để làm thông thoáng cây nhằm giảm mật độ gây hại. Trước đó, Chi cục bảo vệ thực vật Kon Tum cũng đã khuyến cáo các chủ rừng, khi phát hiện ong ăn lá thông có xu hướng lây lan nhanh cần sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học như: Banectin 1.8EC, Catex 1.8 EC để phòng trừ; đồng thời thực hiện các biện pháp thủ công để bảo vệ rừng cây.
Được biết, o ng ăn lá thông có tên khoa học là Nesodiprion biremis, chúng thường trú ẩn trong lá thông và đẻ trứng, trứng nở ra sâu, sâu ăn lá thông sau đó bò xuống gốc thông làm kén và lại nở ra ong. Một chu kỳ như thế kéo dài từ 23 đến 35 ngày. L oài ong này đã từng xuất hiện và phá hoại gần 50ha ở huyện Kon Plong vào năm 2008. Tuy nhiên, từ đó đến nay loài ong này không thấy xuất hiện trở lại.