Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

7 vi khuẩn gây hại có trong thực phẩm

(14:52:58 PM 14/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Theo My Health News Daily, có thể tránh nhiễm phải 7 loại vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm nếu biết cách chế biến và bảo quản phù hợp.

1. E.coli

 

Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Nó còn được tìm thấy trong thịt bò chưa nấu chín, sữa và nước trái cây chưa xử lý, nước ô nhiễm.

 

Thịt bò sống có thể chứa khuẩn E.coli
Thịt bò sống có thể chứa khuẩn E.coli

 

Khi nhiễm khuẩn E.coli, người bệnh sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn và ói từ 5 đến 10 ngày. Chủng E.coli O157:H7 có thể khiến người bệnh xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong.

 

2. Campylobacter

 

Campylobacter jejuni là vi khuẩn có hình dạng xoắn ốc, thường có ở thịt gà, bò.

 

Sữa nguyên chất, chưa qua xử lý có thể chứa vi khuẩn Campylobacter làm bạn tiêu chảy và vọp bẻ
Sữa nguyên chất, chưa qua xử lý có thể chứa Campylobacter làm bạn bị tiêu chảy 
và vọp bẻ

 

Phần lớn người nhiễm khuẩn này sẽ tiêu chảy, vọp bẻ, đau dạ dày và sốt 2 đến 5 ngày. Nặng hơn, có thể tiêu chảy ra máu kèm buồn nôn, ói. Các triệu chứng này kéo dài khoảng 1 tuần.

 

Khuẩn Campylobacter rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người già và những người bị suy giảm miễn dịch.

 

3. Listeria

 

Listeria monocytogenes là vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước, thịt sống, thức ăn đã chế biến và sữa chưa tiệt trùng. Không giống như những loại khác, vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể sống và phát triển trong môi trường lạnh (ví dụ trong tủ lạnh).

 

Bạn có thể sốt và rối loạn tiêu hóa nếu ăn phải thịt hộp bị nhiễm vi khuẩn listeria
Bạn có thể sốt và rối loạn tiêu hóa nếu ăn phải thịt hộp bị nhiễm vi khuẩn listeria

 

Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn này bao gồm sốt, cảm lạnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và ói. Ở nhiều người, bệnh có thể nghiêm trọng hơn và đe dọa tính mạng.

 

Phụ nữ có thai, bào thai, người trên 50 tuổi và người bị suy giảm miễn dịch rất dễ bị nhiễm khuẩn này.

 

4. Vibrio

 

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này.

 

Trong vòng 24 giờ, người nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng tiêu chảy nước, bụng đau quặn, buồn nôn, ói, sốt và cảm lạnh.

 

 Hải sản có thể chứa vi khuẩn Vibrio làm bạn ói, sốt  và tiêu chảy
Hải sản có thể chứa vi khuẩn Vibrio gây ói, sốt  và tiêu chảy

5. Toxoplasma

 

Khi vi khuẩn Toxoplasma phát triển thành bệnh Toxoplasmosis, sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nhức mỏi cơ thể và sốt.

 

Khuẩn này cũng có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn như tổn thương não, mắt và các cơ quan khác ở phụ nữ mang thai và người bị suy yếu hệ miễn dịch.

 

Phần lớn người nhiễm Toxoplasmosis là do tiếp xúc với phân mèo có chứa loại vi khuẩn này, ăn phải thịt ôi thiu, chưa nấu chín, thịt sống, uống nước nhiễm khuẩn.

 

Phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với phân mèo để không bị nhiễm khuẩn toxoplasma
Phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với phân mèo để không bị nhiễm khuẩn Toxoplasma

 

6. Salmonella

 

Salmonella là một nhóm các vi khuẩn thường có ở thịt gia cầm sống, trứng, thịt bò, rau quả, trái cây chưa rửa sạch.

 

Triệu chứng khi nhiễm bệnh: sốt, tiêu chảy, bụng đau quặn, đau đầu, kéo dài 4 đến 7 ngày.

 

Phần lớn trường hợp nhiễm khuẩn này sẽ lành bệnh sau khi điều trị, nhưng có thể nghiêm trọng hơn ở người già, trẻ sơ sinh và người mắc bệnh mãn tính. Nếu không được điều trị đúng cách, Salmonella có thể lan rộng đến các cơ quan trong cơ thể, gây tử vong.

 

 Vi khuẩn Salmonella trong thịt gà sống có thể làm bạn sốt và tiêu chảy
Vi khuẩn Salmonella trong thịt gà sống có thể làm bạn sốt, tiêu chảy

 

7. Norovirus

 

Norovirus được tìm thấy trong thực thẩm hay thức uống nhiễm bẩn. Chúng có thể sống trên các bề mặt và lây lan qua tiếp xúc với người nhiễm.

 

Triệu chứng nhiễm khuẩn có thể kéo dài trong vài ngày gồm buồn nôn, co thắt dạ dày, ói, tiêu chảy, đau đầu, sốt và mệt mỏi.

 

Phần lớn người nhiễm khuẩn sẽ hết bệnh. Tuy nhiên, những người không uống đủ nước để thay thế lượng nước đã mất do ói và tiêu chảy thì cần phải nhập viện điều trị.

 

Nên chùi rửa kỹ lưỡng dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng vì có thể chúng chứa vi khuẩn norovirus
Nên chùi rửa kỹ lưỡng dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng vì chúng có thể chứa Norovirus

 

Để phòng tránh các loại vi khuẩn trên, cần phải rửa sạch, nấu chín thức ăn. Tránh uống sữa chưa tiệt trùng, chùi rửa dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng, không để thịt lâu hơn 3 đến 5 ngày trong tủ lạnh, rửa tay sạch bằng xà phòng khi chế biến thức ăn, tránh uống nước chưa xử lý, phải tránh tiếp xúc với phân mèo khi mang thai, diệt vi trùng trên các bề mặt trong nhà bếp và phòng tắm.

(Nguồn: TNO)