Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Xung quanh việc các loại bột nêm quảng cáo quá so với sự thực về thành phần có trong đó, đồng thời trong loại gia vị này có chứa chất phụ gia thực phẩm E627 và E631, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế).
Ông Phong cho rằng đúng là có việc quảng cáo hơi quá về bột nêm. Tuy nhiên, khi sản phẩm được phép lưu hành nghĩa là an toàn. Người tiêu dùng không phải băn khoăn chuyện đó.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế |
Luật không cấm quảng cáo như vậy
- Ông đánh giá sao về sự việc nhiều loại bột nêm trên thị trường quảng cáo làm từ thịt thăn, xương ống nhưng thực tế tỉ lệ chỉ chiếm 1,8%-2%, khiến nhiều bà mẹ tưởng lầm bột nêm có thể thay thế xương và thịt để nấu cháo cho con?
Trách nhiệm của báo chí phải tuyên truyền để người tiêu dùng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, còn doanh nghiệp có quyền làm việc này mà pháp luật không cấm.
Pháp luật quy định rất rõ phải ghi rõ thành phần trong nhãn. Doanh nghiệp đã ghi nhưng người tiêu dùng không đọc kỹ.
Trong các khuyến cáo sử dụng, nhà quản lý và nhà sản xuất đều khuyến cáo người tiêu dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để mua đúng sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của mình, đảm bảo sử dụng trong hạn dùng.
- Vậy có quy định nào về tỉ lệ chất nào bao nhiêu mới được phép quảng cáo?
Theo tôi được biết không có quy định nào như thế. Luật không cấm quảng cáo như vậy.
- Thực tế cũng có những doanh nghiệp quảng cáo quá mức, Cục có phối hợp với đơn vị nào để doanh nghiệp quảng cáo đúng với sản phẩm?
Trước đó, một hạt nêm loại cũng có tờ rơi quảng cáo không chuẩn và đã bị xử lý rồi. Theo quy định, các sản phẩm muốn quảng cáo cần phải được thẩm định về nội dung đúng với bản chất sản phẩm như doanh nghiệp công bố và được cơ quan quản lý cấp phép cho sản phẩm đó lưu hành.
Về quy định quảng cáo, Bộ Nông nghiệp quản lý 9 nhóm ngành hàng, Bộ Công thương quản lý 5 nhóm ngành hàng, Bộ y tế quản lý một số ngành hàng khác mà bộ trực tiếp nắm như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung...
Quảng cáo gì cũng phải dựa trên quy định của pháp luật. Ngoài ra, với thực phẩm còn có một số quy định cụ thể hơn. Nhưng quan trọng nhất là các doanh nghiệp và các cơ quan báo đài nên chỉ quảng cáo những nội dung đã được cơ quan nhà nước thẩm định và xác nhận vào đó mới đảm bảo được độ tin cậy.
Quảng cáo Hạt nêm từ thịt heo của Miwon |
Tôi thấy nhiều tờ in tờ gấp in nội dung quảng cáo không có thẩm định của cơ quan chuyên ngành và một số truyền hình địa phương phát hành quảng cáo không có thẩm định nội dung của cơ quan chuyên môn, vì vậy dễ xảy ra hiểu lầm.
Chúng tôi đề nghị các cơ quan phát hành quảng cáo cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn và chỉ thực hiện quảng cáo các sản phẩm đã được cơ quan chuyên môn thẩm định.
Người tiêu dùng không phải băn khoăn?
Như vậy có là quá cao không thưa ông?
Chúng ta phải xem khảo sát này do ai thực hiện, số mẫu có đủ đại diện hay không? Kết quả phụ thuộc nhiều vào phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phương pháp phân tích.
Ngay cả quy định về lấy mẫu còn quy định người được phép lấy mẫu phải được tập huấn phương pháp lấy mẫu và được cấp giấy chứng nhận. Chúng ta phải hết sức thận trọng.
Một mặt chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ để chống gian lận thương mại, chống chuyện công bố một đằng nhưng lại sản xuất ra một nẻo.
Mặt khác, chúng ta phải có những công bố hết sức thận trọng, chính xác để đảm bảo ổn định sản xuất. Không phải ai cũng được công bố.
Trong luật chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định rất rõ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra lấy mẫu, nếu chất lượng không đảm bảo đúng như công bố mà chứa các chất độc hại gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng thì chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp ngừng sản xuất, lưu thông những sản phẩm không như công bố để xử lý.
Có thể xử lý tái chế, chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy. Trong vòng 7 ngày làm việc, nếu doanh nghiệp đó không thực hiện thì mới công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thưa ông, được biết Bộ Y tế đang dự thảo lấy ý kiến về danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm. Vậy trong danh mục này có gì mới so với danh mục cũ công bố năm 2001?
Trước hết cần nói về Quyết định số 3742 /2001/QĐ-BYT về danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm được xây dựng từ năm 2001 gồm 273 chất phụ gia thực phẩm và hơn 60 hương liệu.
Sắp tới, trong điều kiện chúng ta đã hội nhập quốc tế, nên Việt Nam sẽ chuyển dịch các tiêu chuẩn, các danh mục phụ gia thực phẩm mà Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm (Codex) cho phép sử dụng sẽ áp dụng tại Việt Nam. Tất nhiên, phải dựa trên căn cứ đánh giá các điều kiện kinh tế, xã hội và việc sử dụng thực phẩm của nước ta.
Dự kiến cuối năm 2012, chúng tôi sẽ cố gắng sẽ ban hành. Tuy nhiên, còn phụ thuộc các yếu tố khách quan trong việc xin ý kiến của các Bộ, ngành, các doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng.
Vì văn bản ban hành cần hài hòa yếu tố đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và lợi ích sản xuất, phù hợp điều kiện thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Chất điều vị E627 và E631 đều có trong các sản phẩm bột nêm. |
- Với chất điều vị E627 và E631 không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế ban hành năm 2001 nhưng thực tế xuất hiện nhiều trên các bột nêm. Liệu như vậy có hợp lý không, thưa ông?
Việt Nam cũng là thành viên của Codex, vì vậy danh mục các chất phụ gia dùng trong thực phẩm không chỉ bó gọn trong danh mục năm 2001.
Bộ Y tế còn quy định là nếu trong văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta không có một chất mà chất đó lại nằm trong danh mục của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex thì vẫn xem xét và cho phép sử dụng tùy trường hợp cụ thể.
- Vậy các chất điều vị này đã được Bộ Y tế đồng ý chưa, thưa ông?
Chắc chắn phải có vì nếu không được sự đồng ý bằng văn bản mà doanh nghiệp sử dụng sẽ bị xử lý rất nặng. Trong các quy định có yêu cầu doanh nghiệp sử dụng phụ gia thực phẩm nào thì phải công bố trong hồ sơ tiêu chuẩn sản phẩm.
- Nếu được phép thì những chất điều vị này có giới hạn tối đa cho phép sử dụng không?
Chắn chắn không chỉ chất điều vị mà bất kỳ chất phụ gia nào cũng phải đạt tiêu chí: nằm trong danh mục, đảm bảo độ tinh khiết, phải sử dụng đúng loại thực phẩm cho phép vì có phụ gia được sử dụng cho thực phẩm này nhưng lại không được sử dụng cho thực phẩm khác.
Ngoài ra, liều lượng cụ thể trong 1 kg thực phẩm cũng cần nêu rõ và chúng tôi yêu cầu các nhà sản xuất phải tuân thủ.
- Ông có thể cho biết chất điều vị có liều lượng như thế nào trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm sắp tới?
Liều lượng cụ thể, các bộ phận dự thảo đang nghiên cứu và sẽ dựa theo tiêu chuẩn của Codex và tình hình thực tế Việt Nam.
Về hàm lượng bao nhiêu các nhà sản xuất phải công bố cụ thể trong hồ sơ tiêu chuẩn. Nếu không đúng như công bố, khi các cơ quan quản lý đi thanh tra kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, nếu phát hiện quá hàm lượng công bố thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật.
- Như vậy, chỉ cơ quan nhà nước mới biết còn người tiêu dùng thì không thể biết được. Họ không thể biết mình ăn vào bao nhiêu chất phụ gia, liều lượng như thế nào. Liệu như vậy có công bằng không, thưa ông?
Một sản phẩm được phép lưu hành là an toàn nên người tiêu dùng không phải băn khoăn chuyện đó. Câu chuyện ở đây là phải giám sát thế nào để nhà sản xuất công bố thế nào thì phải sản xuất đúng như thế.
Chất điều vị là thành phần không thể thiếu nhưng người tiêu dùng không biết tỉ lệ bao nhiêu/kg thành phẩm. |
Nếu người tiêu dùng nghi ngờ hoặc phát hiện ra doanh nghiệp vi phạm, cần thông báo với cơ quan chức năng để cơ quan chức năng lấy mẫu đánh giá giám sát.
Bản thân doanh nghiệp cũng phải tự có phiếu kiểm nghiệm 3 tháng 1 lần lưu tại doanh nghiệp để phục vụ công tác thanh tra, giám sát và phục vụ cho chính doanh nghiệp.