Để kiểm nghiệm ý kiến này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Úc và Trung tâm Tổng hợp Tiến hóa Quốc gia đã phân tích các đoạn thu âm giọng hót của hơn 400 con chim trống thuộc 44 loài sơn ca Bắc Mỹ. Bộ dữ liệu này bao gồm chim vàng anh, chim hét, chim chích, chim sẻ, chim giáo chủ, chim họ sẻ…
Theo trang tin Science Daily, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm máy tính để biến đổi mỗi đoạn ghi âm này thành ảnh phổ. Giống như bản tổng phổ âm nhạc, mẫu đường vạch và kẻ sọc phức tạp trong một ảnh phổ giúp các nhà khoa học gia nhìn thấy và phân tích bằng mắt từng đoạn âm thanh.
Đối với mỗi loài chim trong bộ dữ liệu này, họ đã đo lường các đặc tính giọng hót như độ dài, những nốt cao nhất và thấp nhất, số nốt, và khoảng cách giữa các nốt.
Khi họ kết hợp dữ liệu này với các đoạn ghi âm về nhiệt độ, lượng mưa và nhiều thông tin khác như môi trường sống và phạm vi sống, họ nhận thấy một mô hình đáng ngạc nhiên: những con trống phải trải qua điều kiện thời tiết biến động nhiều hơn có tiếng hót linh hoạt hơn.
“Chúng có thể hót những nốt thật sự thấp hoặc thật sự cao, hoặc chúng có thể điều chỉnh độ to nhỏ hoặc độ nhanh”, đồng tác giả nghiên cứu Clinton Francis thuộc Trung tâm Tổng hợp Tiến hóa Quốc gia cho biết.
Ngoài sự biến động thời tiết theo mùa, các chuyên gia còn nghiên cứu sự khác nhau về địa lý và cũng nhận thấy một mô hình tương tự. Những loài sống ở nơi có sự khác biệt lớn về lượng mưa sẽ hót những giai điệu phức tạp hơn. “Lượng mưa liên quan mật thiết đến sự dồi dào cây cối ở nơi sống”, đồng tác giả Iliana Medina thuộc Đại học Quốc gia Úc giải thích.
Hay nói cách khác, thay đổi cây cối có nghĩa là thay đổi môi trường âm thanh.
Một nhóm nghiên cứu khác đã ghi nhận mối liên hệ tương tự giữa môi trường với tiếng chim hót ở loài chim nhại vào năm 2009, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mô hình chung của nhiều loài chim.