Nước nhiễm sắt làm ố vàng thiết bị vệ sinh. |
GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện Tài nguyên Môi trường, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM cho biết:
Nước có màu do nhiều nguyên nhân. Màu vàng, nâu chỉ sự hiện diện của các hợp chất sắt trong nước, nước có màu đen là nhiễm mangan, màu xanh là tảo và hợp chất hữu cơ... Độ màu không gây độc hại đến sức khoẻ nhưng gây khó chịu về mặt cảm quan.
Ví dụ như khi sắt tồn tại trong nước dạng sắt III (dạng keo hữu cơ, huyền phù), dạng sắt II (hòa tan). Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức khoẻ con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và trong các thiết bị vệ sinh gây nên hiện tượng tắc nghẽn đường ống dẫn nước và thiết bị.
Để xử lý sắt II, oxy hóa sắt II thành sắt III kết tủa dưới dạng Fe(OH)3, rồi lọc bỏ kết tủa. Cách xử lý màu hữu cơ có thể bằng cách hấp phụ bằng than hoạt tính được chế tạo từ bụi bông phế liệu cho hiệu quả xử lý màu có thể đạt 75 - 97%. Ngoài ra, còn thực thiện bằng keo tụ, oxy hóa nâng cao, xử lý bằng ozon...