Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Bệnh dại là một bệnh thần kinh truyền từ động vật sang người qua đường nước bọt qua các vết cắn hoặc trầy xước. Nếu không được điều trị ngay lập tức, bệnh dại có thể khiến 100% ca nhiễm bị tử vong.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện ra 6 trong số 92 người thuộc hai cộng đồng người Peru sống ở khu vực xa xôi thuộc rừng Amazon có kháng thể chống lại vi-rút bệnh dại nhưng họ chưa từng được tiêm phòng. Trong khi đó, hai cộng đồng này lại sống gần với các quần thể dơi ma cà rồng. Theo lẽ thường loài dơi này hoàn toàn có thể gây ra các vết cắn và truyền vi-rút gây bệnh dại.
Rơi ma cà rồng bảo vệ người dân ở Amazon khỏi bị bệnh dại?
Giải đáp vấn đề trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích tập quán, lối sống của người dân Peru ở đây. Họ biết rất ít về căn bệnh dại và hầu như không có phương pháp sẵn có nào để chữa căn bệnh này. Những người này cũng không có gene kháng vi-rút bệnh dại. Nhóm nghiên cứu cho rằng, rất có thể dơi ma cà rồng do tiếp xúc thường xuyên đã hình thành phản ứng miễn dịch với vi-rút bệnh dại. Còn người dân có mức miễn dịch vi-rút bệnh dại thấp hơn so với dơi mà cà rồng.
Kết quả nghiên cứu này mở ra ý tưởng phát triển một số loại kháng bệnh hoặc phản ứng miễn dịch tự nhiên trong một số cộng đồng dân cư thường xuyên tiếp xúc với bệnh dại. Điều đó rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả để cứu sống người dân ở những nơi có tỷ lệ tử vong cao do bệnh dại, nhà nghiên cứu Amy Gilbert tham gia nghiên cứu cho biết.
Mặc dù phát hiện kháng thể miễn dịch vi-rút bệnh dại ở người như vậy, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo rằng, ai bị bệnh dại nên cần có sự chăm sóc và tư vấn y tế thì mới an toàn hơn.
Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Tạp chí The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, số ra ngày 1/8/2012.