Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
1. HỘI CHỢ ĐỒ GỖ VÀ LÂM SẢN LỚN NHẤT
Đơn vị sở hữu kỷ lục: Công ty TNHH Truyền thông và quảng cáo Đất Võ
Hội chợ triển lãm đồ gỗ và lâm sản bắt đầu từ ngày 26.3 đến ngày 29.3.2011 với khoảng 528 gian hàng (tổng diện tích khoảng 9.000m2) của các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản đến từ 22 tỉnh thành và các đối tác nước ngoài tham dự. Hội chợ giới thiệu các sản phẩm đồ gỗ nội thất - ngoài trời, mỹ nghệ,…; giới thiệu các giống cây rừng, kỹ thuật trồng rừng, cây lâm nghiệp…; các dịch vụ, công nghệ, máy móc, thiết bị trong ngành lâm sản, chế biến đồ gỗ mỹ nghệ; và giao thương, tìm kiếm cơ hội, thị trường giữa các doanh nghiệp lâm sản, sinh vật cảnh với các đối tác nước ngoài.
2. TƯỢNG PHẬT DI LẶC BẰNG GỖ TRẮC LỚN NHẤT
Đơn vị sở hữu kỷ lục: Cơ sở sản xuất gỗ lũa mỹ nghệ Hoàng Thân.
Đây là tượng Phật Di Lặc cao 3,12m, chiều ngang (nơi phần đế) 1,36m và nặng 1.700kg. Pho tượng làm trong 90 ngày (từ tháng 2 đến cuối tháng 4.2011). Đây là dạng tượng đứng, làm bằng gỗ trắc mọc lâu đời trong vùng rừng núi Tây Nguyên .
3. “NÚI ĐÁ BIA” - ĐỘC BÌNH BẰNG GỖ CAO NHẤT
Người sở hữu kỷ lục: ông Nguyễn Thái Sơn
Độc bình được đặt tên “Núi Đá Bia” làm từ một thân cây gỗ trám hồng nguyên khối, không mối mọt, không nứt xé, để được ngoài trời do 2 thợ chính và 12 thợ phụ thực hiện từ ngày 20.8.2010 đến 22.3.2011. Độc bình cao 5,60m, đường kính miệng 81cm, đường kính bầu (giữa) 153cm, đường kính chân (gốc) 150cm, nặng 2.500kg.
4. ĐÔI LỌ LỘC BÌNH BẰNG NU GỖ NGHIẾN LỚN NHẤT
Người sở hữu kỷ lục: ông Hồng Sỹ Tùng.
Thời gian chế tác đôi lọ lộc bình này kéo dài 3 trên năm (tháng 8.2006 đến tháng 10.2010). Mỗi lọ lộc bình cao 1,77m; đường kính 0,45m, nặng khoảng 250kg, chế tác từ một khối nu gỗ nghiến có tuổi đời trên 1.000 năm. Sau khi chế tác, đôi lọ lộc bình nổi vân bóng loáng và vân gỗ uốn lượn độc đáo, lạ mắt. Đặc điểm của đôi lọ lộc bình này được làm từ nu của cây nghiến bị thương tật như sâu bệnh, sét, chặt chém… Để bảo vệ chỗ bị thương, cây gỗ dồn tích dưỡng chất vào đây nên phần này phát triển khác thường, gọi là nu. Phần nu thường có hoa văn biến hóa độc đáo.
5. TẤM PHẢN BẰNG NU GỖ NGHIẾN LỚN NHẤT
Người sở hữu kỷ lục: ông Hồng Sỹ Tùng
Thời gian chế tác tấm phản từ tháng 8.2006 đến 10.2010, phản làm từ nu gỗ nghiến. Tấm phản có họa tiết, hoa văn độc đáo lạ mắt, kích thước 2,71m x 1,81m x 0,10m, nặng khoảng 1.200kg. Tấm phản không có khuyết tật, nứt, vỡ trên mặt gỗ và có đặc điểm như đôi lọ lộc bình là được chế tác từ nu cây nghiến. Tuy nhiên do nu có độ cứng khác thường nên đòi hỏi trong quá trình chế tác phải tốn nhiều công sức.