Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam Hotline: 091.5203050 - 091.5203070 Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com Website:tinmoitruong.com.vn
Làm sống lại vi khuẩn 500 triệu tuổi
(16:03:20 PM 16/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Đây không phải bộ phim khoa học về Công viên kỷ Jura, mà là điều đang được thực hiện tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ).
Các nhà khoa học Mỹ vừa làm sống lại một gen 500 triệu tuổi bằng cách cấy vào vi khuẩn E.coli ngày nay.
Những vi khuẩn mang gen cổ đã sinh sôi được hơn 1.000 thế hệ, giúp các nhà khoa học quan sát quá trình tiến hóa rút ngắn của loại vi khuẩn thường sống trong ruột động vật.
Betül Kaçar đang quan sát quá trình tiến hóa của vi khuẩn mang gen 500 triệu tuổi. (Nguồn: Physorg)
“Quá trình tiến hóa này giống như kiểu chúng tôi đang được xem một cuộn phim ghi lại quá trình tiến hóa của phân tử,” Betül Kaçar, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành sinh vật học vũ trụ ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nói.
“Khả năng quan sát một gen cổ tồn tại trong sinh vật hiện đại cho phép chúng tôi quan sát khi nào con đường tiến hóa tự lặp lại hoặc khi nào một sinh vật phải thích nghi với môi trường”.
Năm 2008, thầy hướng dẫn của Kaçar đã sắp xếp thành công chuỗi gen cổ EF-Tu – loại protein cơ bản của E.coli. EF là một trong những protein phổ biến nhất trong vi khuẩn, có thể được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống từng được biết đến và nó giúp vi khuẩn tồn tại. Vì thế, đây là loại protein hoàn hảo giúp các nhà khoa học giải đáp nhiều câu hỏi về tiến hóa.
Sau khi cấy gen cổ vào vi khuẩn hiện đại, các nhà khoa học thấy rằng lúc đầu vi khuẩn mang gen cổ không khỏe như vi khuẩn hiện đại. Tuy nhiên, chúng biến đổi liên tục, thích nghi nhanh nên phát triển tới mức khỏe hơn cả vi khuẩn ngày nay.