Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Ô nhiễm nguồn nước do cỏ độc

(23:58:34 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Những năm gần đây, các chuyên gia môi trường tập trung nghiên cứu một số loài cỏ thủy sinh có chứa độ tố đối với cá rất mạnh.

Những năm gần đây, các chuyên gia môi trường tập trung nghiên cứu một số loài cỏ thủy sinh có chứa độ tố đối với cá rất mạnh.

 

Khi nói tới ô nhiễm nguồn nước, người ta chỉ đề cập tới nguyên nhân do chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, các loại nông dược được sử dụng trên đồng ruộng mà thôi, trong khi các tác nhân sinh học khác ít được đề cập tới.

 

Trong môi trường nước nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các ruộng trồng lúa có rất nhiều loài cỏ thủy sinh cùng tồn tại, đây cũng là nguồn thức ăn chính của cá.

Cây Ammannia baccifera.

Bên cạnh đó, một vài loài cỏ thủy sinh có chứa độ tố có khả năng phóng thích vào môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, hoặc cá ăn phải các loài cỏ này gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt.

 

Để nghiên cứu khả năng giết cá của các độc tố tiết ra từ một số loài cỏ, các công trình đã tập trung thử nghiệm trên 54 loài cỏ thủy sinh khác nhau thuộc khu vực nhiệt đới. Kết quả đã xác định được 12 loài cỏ chứa độc tố giết cá nhanh với hiệu quả cao.

 

Trong 12 loài cỏ đó thì rễ của cây Ammannia baccifera có chứa nhiều loại hoạt chất giết cá cực mạnh, trong đó độc tính của hoạt chất có tên methanol có hiệu lực giết cá mạnh nhất.

 

Ngoài ra, còn nhiều loại cây, cỏ độc khác như: cây cổ rùa có tên khoa học là Derris elliptica; cây cóc kèn có tên khoa học là Derris trifolia thuộc nhóm cây họ đậu; cây Tử châu chói trắng (Callicarpa candicans) có ở Phillipines; cây mã đậu (Huracrepitans) có ở Nam Mỹ; cây mù u (Calophyllum inophyllum) có ở Malaysia...

 

Những cây kể trên đều có chứa độ tố đối với cá, tuy nhiên chúng ít có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, ngoại trừ có sự tác động của con người bởi chúng là những cây sống trên cạn.

 

Từ xa xưa loài người đã biết lợi dụng một số cây chứa độc đánh bắt cá phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng này. Sau đó là sử dụng nó vào mục đích phục sản xuất như diệt cá dữ cho vùng nuôi tôm và những vùng chuẩn bị nuôi cá bột...

 

Việc cô lập và phân loại được các chất diệt cá từ cỏ dại là vấn đề hết sức quan trọng, không những đưa ra các thông tin về ô nhiễm môi trường nước mà còn giúp các nhà chuyên môn tìm ra những hoạt chất sinh học mới phục vụ cho tương lai.

 

(Theo Nông Nghiệp Việt Nam)