Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nguy cơ sụt lún cả khu phố ở Lâm Đồng

(23:13:29 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Tình trạng nứt đất ở thị trấn Di Linh (Lâm Đồng) diễn biến ngày càng phức tạp, nguy cơ gây lún sụp cả khu phố.

 

Sau khi khảo sát thực tế tình trạng nứt đất ở thị trấn Di Linh (Lâm Đồng), ngày 31/5, trao đổi với PV, PGS – TS Đặng Hữu Diệp, chuyên gia về địa chất công trình ở TP.HCM cho biết, về cơ bản ông đã xác định được hiện tượng này.

 



Vết nứt ngày càng lan rộng

 

Theo PGS –TS Đặng Hữu Diệp, đây là hiện tượng trượt lở (hay còn gọi là sạt lở) xảy ra trên một khu vực rất lớn. Các vết nứt ngày càng rộng ra và đang làm dịch chuyển cả khu phố.

 

“Vụ trượt lở làm khối đất bị biến dạng, mất ổn định. Hiện có khoảng 100 căn nhà nằm trong vùng bị tác động, nhiều căn đã bị lún nứt nghiêm trọng, rất nguy hiểm nếu không di dời kịp lúc”, PGS-TS Đặng Hữu Diệp, cảnh báo.

 

PGS-TS Đặng Hữu Diệp cho biết, vết nứt xảy ra theo hình vòng cung (trượt cung tròn). Đường biên của khối trượt được thể hiện bằng vết nứt rộng căng ngang đường Nguyễn Văn Trỗi với chiều dài khoảng 350 m.

 

Về nguyên nhân vụ nứt đất, PGS-TS Đặng Hữu Diệp, nhận định: “Vết nứt được tạo ra bởi tác động của trọng lực. Hiện tượng này thường xảy ra ở những nơi có địa hình dốc như vùng đồi núi, ven thung lũng sâu. Nguyên nhân có thể là do kết cấu của đất đá không ổn định. Tuy nhiên, cũng có thể do con người tác động, phá vỡ lớp thực vật bên trên làm nước ngấm xuống dưới dẫn đến đất đá phân hoá…”.

 

Tuy nhiên, theo người dân địa phương, nguyên nhân có thể là do việc khai thác than bùn ở khu vực này quá mức làm đất bị lún sụp tạo ra các vết nứt.

 

Về vấn đề này, PGS-TS Đặng Hữu Diệp xác nhận, ông có nghe thông tin nhưng chưa có điều kiện khảo sát, làm rõ.

 

Trước tình trạng vết nứt diễn biến phức tạp, ông Diệp đã gặp lãnh đạo UBND huyện Di Linh, khuyến cáo nên tổ chức di dời người dân, đồng thời nhờ các đơn vị chuyên môn tổ chức quan trắc quá trình dịch chuyển của khối trượt để đưa ra cách ứng phó kịp thời.

 

 

Theo Trung Thanh/Vietnamnet