Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trong đó, loài ếch cây ma cà rồng có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus. Nó được phân biệt với các loài khác trong cùng giống bởi đặc điểm lưng chúng có màu nâu nhạt đến đỏ gạch; họng, ngực và bụng có màu trắng; hai bên sườn, trước và sau đùi có màu đen; giữa các ngón chi trước và chi sau có màng da màu xám đến đen. Đây cũng là loài ếch cây thứ 17 thuộc giống Rhocophorus được phát hiện, sau 16 loài đã được phát hiện ở Việt Nam.
Loài ếch kỳ lạ ở Lâm Đồng. Ảnh: BiduopNuiba. |
Cóc mày mắt trắng ở có tên khoa học là Leptobrachium leucops. Chúng được phát hiện ở vùng rừng thuộc cao nguyên Langbian, nằm trong ranh giới giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa.
Ngoài những động vật kỳ lạ nói trên, gần đây, các nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc cũng phát hiện một loài thực vật mời ở Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có tên là “dạ hợp Bidoup”. Nơi được tìm thấy loài thực vật mới này là đỉnh Hòn Giao, trong một khu rừng lá rộng thường xanh ở độ cao gần 2.000m; chúng mọc hỗn giao với một số loài khác. Dạ hợp Bidoup là loài mới thứ hai thuộc họ “ngọc lan” được phát hiện và công bố ở Việt Nam trong năm 2011.
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn hành chính Huyện Lạc Dương và một phần Huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với diện tích 63.938 ha vùng lõi (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha; Phân khu dịch vụ, hành chính: 7.502 ha) và 33.966 ha vùng đệm. Đây là nơi được các nhà khoa học đánh giá là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới của Việt Nam đặc trưng cho vùng cao nguyên, là một địa điểm lý tưởng trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn và đa dạng sinh học ở cả 3 cấp độ: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng nguồn gen. Ở đây có nhiều loài đặc hữu của vùng bán đảo Đông Dương và Việt Nam trong đó có một số loài đặc hữu hẹp của Lâm Đồng.