Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Kính chống nắng có tác dụng thật không?

(08:21:24 AM 09/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Kính râm nếu không chọn đúng loại có tác dụng chống nắng thì thậm chí còn có tác dụng ngược làm hại mắt.



Theo ThS.BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt T.Ư, việc tăng thời gian phơi nhiễm với sáng Mặt Trời lại tỷ lệ thuận với khả năng mắt bị nhiễm độc với các loại tia sáng có hại, gây ra nhiều bệnh như viêm kết giác mạc do nắng, bệnh lý giác mạc dạng giọt có liên quan đến khí hậu, mộng mắt, giả mộng, u của mắt hay bộ phận phụ thuộc như ung thư liên bào đáy, tăng sản và ung thư tế bào vảy...

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kính râm là một lựa chọn phổ biến nhất để khắc phục các vấn đề này. Ngoài tác dụng thẩm mỹ, kính râm còn giúp nhìn rõ mọi thứ dưới ánh nắng và có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím. Trên thị trường hiện có nhiều loại kính râm, từ hàng bình dân với giá khoảng từ 100.000đ cho đến những loại kính tiền triệu. Người mua chỉ thường chú ý đến khía cạnh thẩm mỹ mà bỏ qua tác dụng bảo vệ mắt cúa kính râm hoặc lại nhầm lẫn giữa khả năng chống chói lóa đơn thuần với khả năng chống tia tử ngoại làm hại mắt.

Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng kính chống nắng của Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, những loại kính đen thông thường, không những không bảo vệ được mắt mà còn gây hại hơn khi không đeo kính. Lý do là vì các loại kính này có tác dụng giảm độ chói của ánh sáng tới mắt, làm tối các cảnh vật trong tầm mắt, con ngươi khi phản xạ với cảnh vật tối sẽ mở to hơn bình thường, như vậy càng làm tăng nguy cơ con ngươi của mắt hấp thụ nhiều tia UV có hại hơn.

ThS.BS Hoàng Cương cho rằng, đa phần các loại kính rẻ tiền chỉ có thể giúp chống bụi và chống chói phần nào, chứ không thể có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tia cực tím.

Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, chất plastic (nhựa) hay thủy tinh của kính chỉ có thể giảm bớt một phần nhỏ cường độ UV. Hãy tìm những loại kính trên nhãn có ghi rõ đặc điểm có thể ngăn chặn 99 - 100 % tia UV. Ngoài ra, những loại kính phản chiếu thường được tráng lớp hóa chất mỏng ánh như kim loại và có tác dụng phản chiếu như gương, chỉ có thể giảm độ UV nhưng cũng không đủ để bảo vệ mắt. Các loại kính phân cực (polarized) cũng có khả năng làm giảm độ chói, nhưng không có tác dụng gì đối với tia UV.
(Theo Kiến thức)