Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
"Nước có quyền được sống" và việc tiếp cận nước uống an toàn và vệ sinh như là một "nhu cầu cơ bản của con người", Bộ trưởng Sinh thái Pháp, Jean-Louis Borloo, nói trong Diễn đàn Nước Thế giới ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ ngày 16/3 và kết thúc đúng Ngày nước Thế giới, 22/3. Hơn 100 bộ trưởng và các quan chức khắp nơi trên thế giới tham dự.
Cuộc đàm phán cấp bộ về những vấn đề về khan hiếm nước tồi tệ của thế giới, ô nhiễm và vệ sinh giữa lúc mối bất đồng tăng lên mặc dù nước nên được coi là một "quyền" hay “nhu cầu” cơ bản, Diễn đàn Nước Thế giới cho biết hôm Thứ Sáu.
"Một cách tiếp cận dựa vào "quyền" để nước có thể trở lên có ý nghĩa quan trọng cho các tổ chức xã hội dân sự. Các nước có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ quyền tiếp cận chất lượng nước tốt và thỏa đáng cũng như các hệ thống vệ sinh", quan chức ở Châu Âu, Lluis Maria de Puig, nói thêm.
Các nước phải công nhận mục tiêu cung cấp nước sạch và hệ thống nước thải cho 6,5 tỷ người trên thế giới cũng như cam kết “nuôi dưỡng” nguồn tài nguyên quý giá của sông, hồ và tầng nước ngầm.
“Việc tiếp cận nguồn nước an toàn và vệ sinh là một "nhu cầu cơ bản của con người". Bộ trưởng Sinh thái Pháp, Jean-Louis Borloo, nói, "Nước có quyền được sống".
Khai thác nước quá mức đang làm cạn kiện sông, hồ, tầng nước ngầm từ đông nam Australia đến California (Mỹ); ô nhiễm nước nghiêm trọng ở Trung Quốc và Ấn Độ, và các quốc gia khô hạn từ Morocco (Ma rốc) đến Trung Á sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước thường xuyên do biến đổi khí hậu gây ra.
Khoảng 880 triệu người không tiếp cận được nguồn nước sạch trong khi 2,5 tỷ người không tiếp cận được với hệ thống vệ sinh đích thực, Tổ chức Hợp tác&Phát triển Kinh tế (OECD) nói trong một báo cáo.
Đến năm 2030, số người sống dưới mức nước trung bình dự kiến tăng lên 3,9 tỷ người, không tính các tác động của biến đổi khí hậu, theo OECD.
"Nông dân cần phải được khuyến khích và hướng dẫn để sản xuất nhiều lương thực hơn nhưng sử dụng ít nước hơn. Điều này cũng đòi hỏi phải đưa ra mục tiêu đầu tư, quyền ưu đãi, và chính sách môi trường."
"Những thách thức để giải quyết rất nhiều như thiếu nước thường xuyên ở phía nam, lũ lụt ở phía bắc và các vấn đề về quản lý nước và chất lượng ở trung tâm Châu Âu," ông nói trong một tuyên bố.
Diễn đàn Nước Thế giới diễn ra trong bảy ngày thu hút 27.000 chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và hoạt động cho cuộc họp bàn tròn, các buổi hội thảo, và thảo luận.
Mạnh Cường (theo AFP)