Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nghệ An giúp dân phát triển, khai thác hiệu quả cây thông

(07:42:55 AM 04/07/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Tại xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, nông dân lại phát triển, khai thác hiệu quả cây thông và đây đang là bài học hay trong phát triển, bảo vệ, khai thác hiệu quả cây thông được nhiều địa phương đến nghiên cứu, học tập.

Những cây thông khác xanh tốt đã được trồng thay thế - Ảnh minh họa IE



Hiện nay, tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An đang tồn tại nhiều nguy cơ đe dọa đến rừng thông, như : khai thác khi chưa đến tuổi; trồng, chăm sóc không đúng quy trình của ngành lâm nghiệp; sâu bệnh gây hại nhiều… Tuy nhiên, tại xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, nông dân lại phát triển, khai thác hiệu quả cây thông và đây đang là bài học hay trong phát triển, bảo vệ, khai thác hiệu quả cây thông được nhiều địa phương đến nghiên cứu, học tập.

Ở xã Nam Hưng, từ chỗ là một trong những địa phương có diện tích đất trống, đồi trọc lớn, nhưng khi có chủ trương đưa cây thông vào phủ xanh đất trống, đồi trọc, xã đã phát triển được trên 400 ha, trong đó có 300 ha đang đến kỳ thu hoạch. Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc thông được cán bộ lâm nghiệp hướng dẫn; vốn đầu tư trồng nông dân được bảo lãnh vay ngân hàng với lãi suất thấp; đầu ra của cây thông là nhựa được Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Nam Đàn bao tiêu. Mô hình này được thực hiện với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nông dân và Ban quản lý rừng phòng hộ, nên cây thông cùng là “chủ sở hữu” của các bên liên quan để rồi cùng nhau bảo vệ, chăm sóc và khai thác một cách hiệu quả nhất. Với cách làm này, trên địa bàn xã, nhiều hộ nông dân đang có thu nhập ổn định mỗi tháng từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng từ việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa thông.

Nghề khai thác nhựa thông, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thông là một mô hình kinh tế mới, góp phần giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, cũng là cách làm hiệu quả, gắn kết giữa nông dân và Ban quản lý rừng phòng hộ trong việc quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng thông. Tỉnh Nghệ An đang nhân rộng mô hình này đến các địa phương khác để quản lý, bảo vệ, khai thác, phát triển có hiệu quả cây thông, đưa cây thông là một trong những cây quan trọng nhằm phủ xanh đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng.

(Theo TTXVN)