Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Rừng cao su Dak Lak (ảnh: internet)
Phần lớn dự án trồng cao su trên địa bàn huyện Ea Súp đều do chuyển đổi diện tích rừng khộp, đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Với diện tích cao su tiểu điền là do đồng bào chuyển diện tích đất nương rẫy trước đây trồng ngô, đậu đỗ các loại hoặc các cây trồng ngắn ngày khác nhưng hiệu quả kinh tế kém có liền vùng, liền thửa sang trồng cao su. Các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp có vườn cây cao su ở Ea Súp cho biết, cây cao su được trồng trên đất rừng khộp sinh trưởng ở mức trung bình, chưa phát hiện sâu bệnh cũng như các hiện tượng bất thường khác về cây cao su. Một số diện tích cao su trồng cách đây 5 năm đã cho mủ, sản lượng đạt trung bình 0,1 kg/cây. Tuy vậy, cũng có nhiều vùng do đầu tư kém, sử dụng giống cây con không đảm bảo nên chậm phát triển.
Theo các nhà khoa học, đất rừng khộp ở huyện Ea Súp chủ yếu là đất xám bạc màu, đất cát pha, tầng đất mỏng, trong khi đó, thời tiết lại rất khắc nghiệt, khô hạn, nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi lớn. Mùa mưa, nhiều vùng ở huyện Ea Súp thường bị ngập úng, ít thích nghi với các loại cây công nghiệp dài ngày.
Thiết nghĩ, tỉnh Đắk Lắk cần sớm tổ chức tổng kết, đánh giá việc trồng cây cao su trên vùng đất rừng khộp của huyện Ea Súp để làm cơ sở khoa học, định hướng phát triển cây cao su trên trên địa bàn tỉnh.