Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nước sông ô nhiễm (ảnh minh họa)
Hàm lượng E.coli trong nước sông Cầu khá cao
Hiện tại nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là nước ngầm hoặc sử dụng trực tiếp nguồn nước sông cho mục đích sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên bản thân nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng do nguồn nước sông Cầu, đặc biệt vào mùa mưa.
Kết quả phân tích nước sông Cầu lấy mẫu nước mặt và nước ngầm của các thôn thuộc phạm vi bốn xã Đồng Phúc, Tư Mại, Thắng Lợi Thượng, và Yên Lư thuộc huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đoạn sông Cầu chảy qua Yên Dũng cho thấy, vào mùa mưa, nước sông Cầu qua địa bàn huyện Yên Dũng có pH dao động từ 7,03-8,09, trung bình giá trị pH kiểm tra các mẫu nước trong mùa mưa là 7,41.
Trong mùa khô pH đạt giá trị trung bình 7,71; trong đó giá trị pH của nước sông dao động từ 7,5-8,2. Như vậy về giá trị pH ở mùa khô đều cao hơn mùa mưa, điều này cho thấy nước sông có xu thế kiềm hoá trong mùa khô.
Vào mùa mưa hàm lượng EC dao động từ 0,168-0,258mS/cm, trung bình là 1,86mS/cm. Về mùa khô, giá trị EC tại các điểm phân tích dao động từ 0,182-0,237mS/cm, EC trung bình đạt 0,216. Hàm lượng tổng số muối tan của nước sông Cầu tại các điểm lấy mẫu phân tích dao động xung quanh giá trị 0,01% ở cả hai mùa khô và mùa mưa.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) về mùa mưa của mực nước sôngdao động từ 18-70mg/l, trung bình là 55,7mg/l. Trong mùa khô, tổng chất rắn lơ lửng của nước sông có xu thế tăng lên khá rõ rệt, dao động từ 5,3-276,0mg/l.
Như vậy về giá tri SS trong nước sông Cầu kể cả mùa mưa và mùa khô hầu hết số mẫu nghiên cứu đều không đủ điều kiện làm nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.
Đặc biệt mùa khô có điểm cho thấy giá trị SS vượt quá hơn bốn lần so với tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B (sử dụng cho chăn nuôi, nông nghiệp) theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.
Hàm lượng DO vào mùa mưa có giá trị trung bình trong mùa khô là 7,1mg/l; hàm lượng DO trong nước sông trong cả hai mùa dao động từ 4,7-7,5mg/l đạt yêu của tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt loại B (sử dụng cho mục đích nông nghiệp).
Vào mùa mưa hàm lượng COD trong nước sông tại các điểm nghiên cứu cho thấy dao động từ 2,4-4,8mg/l, trung bình là 3,9mg/l. Trong mùa khô, COD dao động đạt từ 3,2-5,2mg/l, trung bình 4,4mg/l. Hàm lượng BOD5 trung bình vào mùa mưa đạt 1,6mg/l, mùa khô đạt 2,1mg/l. Như vậy, đoạn sông Cầu đi qua huyện Yên Dũng nhìn chung chưa bị ô nhiễm.
Hàm lượng Coliform trong nước tại các điểm nghiên cứu cho thấy, vào mùa mưa có xu hướng cao hơn mùa khô. Vào mùa mưa hàm lượng Coliform đạt 90-4600MPN/100ml; mùa khô đạt: 80-930MPN/100ml.
So với TCVN 5942:1995 loại A, đã có một điểm xấp xỉ giới hạn cho phép. Tuy nhiên nếu so sánh với tiêu chuẩn các nước trên thế giới thì hàm lượng này vượt quá giới hạn cho phép.
Ví dụ như do dánh với tiêu chuẩn môi trường nước mặt của Nhật thì đối với cấp nước loại I và loại II, loại dùng cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và các loại khác thì hàm lượng Coliform nước tối đa< 1000 MNP/100ml.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, hàm lượng E.coli trong nước sông Cầu khá cao, vào mùa mưa đạt mức tủng bình là 364 MNP/100ml vượt quá giới hạn cho phép đối với nước loại I, loại IIA và loại IIB (loại vui chơi có tiếp xúc với thân thể người) so với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt quốc gia của Malaysia.
Hàm lượng kim loại nặng tổng số trong nước sông Cầu
Hàm lượng Cu trong nước trung bình mùa mưa là 0,0026mg/l, dao động từ 0,002-0,003; trung bình mùa khô là 0,0046mg/l; hàm lượng Cu trong nước dao động từ 0,001-0,009mg/l.
Hàm lượng Pb trong nước dao động từ 0,001-0,040 mg/l tại các điểm nghiên cứu trong hai mùa mưa và mùa khô. Hàm lượng Zn trong nước sôngCầu tại các điểm nghiên cứu đạt từ 0,0002-0,070mg/l; cd trong nước đạt từ 0,0002-0,0005mg/l; As đạt từ 0,002-0,0055mg/l ở các điểm nghiên cứu trong hai mùa khô và mùa mưa. Nhưu vậy hàm lượng kim loại nặng trong nước sôngCầu qua huyện Yên Dũng đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuần Việt Nam cho phép.
Như vậy chất lượng nước sông Cầu tại các điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Dũng có xu thế kiềm hoá trong mùa khô thể hiện ở chỉ tiêu pH của nước tăng lên trong mùa khô.
Về giá trị chất rắn lơ lửng (SS) trong các mẫu nước sông đều không đủ điều kiện sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo TCVN 5942:1995 quy định, nhiều khả năng do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt và sản xuất trong lưu vực gây nên có mầu nước bị nhiễm chỉ tiêu vi sinh vật là Coliform xấp xỉ ngưỡng giới hạn cho phép đối với tiêu chuẩn Việt Nam 5942:1995 sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Các mẫu nước nghiên cứu đều không phát hiện thấy Salmonella.
Phòng tài nguyên huyện yên Dũng cũng đã đưa ra khuyến cao nhân dân không sử dụng nguồn nước sông Cầu cho sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong mùa khô khi nguồn nước sông có giá trị các chỉ tiêu môi trường ô nhiễm hơn mùa mưa. Tuy nhiên nguồn nước này vẫn an toàn trong tưới tiêu cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương.
Trong quy hoạch đến năm 2020 của huyện yên Dũng, đô thị hoá và công nghiệp hoá phát triển nhanh kể cả về số lượng và quy mô vì vậy nhiều khả năng nguồn nước sông Cầu sẽ chịu áp lực ô nhiễm từ nước thải sản xuất và sinh hoạt.
Các địa phương cần sớm có các biện pháp mang tính chiến lược quản lý, xử lý nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường nhằm bảo vệ môi trường trong phạm vi địa bàn huyện nói chung và bảo vệ nguồn nước sông Cầu nói riêng.
Nên áp dụng các công cụ kinh tế, giải pháp khoa học công nghệ như thu phí xả nước thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, phí xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm; Đề xuất các giải pháp kỹ thuật thay đổi dòng chảy môi trường, bổ sung nguồn nước, tăng khả năng tự làm sạch để BVMT nước dòng sông, các hoạt động dân sinh nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở nước ta, dòng chính sông Cầu với chiều dài 288,5km bắt nguồn từ núi Vạn On ở độ cao 1175m và đổi vào sông Thái Bình ở Phả Lại.
Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn của Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lượng nước trên lưu vực sông khoảng 4,5 tỷ m3/năm, trong đó đóng góp của sông Công, sông Cà Lồ là khoảng 0,9 tỷ m3/năm. Dòng chảy của các sông thuộc lưu vực sông Cầu được phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên&Môi trường năm 2006, sông Cầu là một con sông bị ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng nhất do các nhà máy, khu công nghiệp và dân cư ven hai bờ sông xả thải.
Ngoài ra lưu vực sông còn tiếp nhận nước thải của sáu tỉnh nằm trong lưu vực như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và một phần nước thải cảu Hà Nội (Sóc Sơn), chất lượng nước bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, khai khoáng...của các tỉnh này.
Phần hạ lưu Sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 25km. Nguồn nước sông Cầu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến một bộ phận rất lớn người dân thuộc bốn xã đông Phúc, Tư Mại, Thắng Cương, và Yên Lư huyện Yên Dũng.