Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Môi trường biển đang có dấu hiệu ô nhiễm và suy thoái (tiếp theo)

(23:56:41 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ)-Thực tế cho thấy môi trường khu vực cảng biển Việt Nam đang suy thoái, ô nhiễm bởi bụi, tiếng ồn, dầu, chất hữu cơ ... kể cả trong nước, không khí, đất. Thực tế đó đang đòi hỏi một quyết sách bảo vệ môi trường từ việc xây dựng và khai thác cảng biển.

>> Môi trường biển đang có dấu hiệu ô nhiễm và suy thoái


bien viet nam

 

Bài 2: Một số kinh nghiệm và vận dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng


Biển và vùng bờ biển nước ta là nơi tập trung các hoạt động kinh tế khác nhau và vẫn chủ yếu được quản lý theo ngành. Theo cách quản lý này, các ngành thường chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát triển kinh tế, các mục tiêu xã hội và môi trường ít được ưu tiên, đồng thời chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình ít chú ý đến lợi ích ngành khác.

 

Kết quả là tính toàn vẹn và tính liên kết của các hệ thống tự nhiên vùng bờ nói trên bị chia cắt, mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng tài nguyên vùng này ngày càng tăng, ảnh hưởng đến tính bền vững của các hoạt động phát triển ở đây.


Liên quan đến quản lý biển và vùng bờ có nhiều cơ quan quản lý khác nhau, nhưng vẫn còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, trong khi có những mảng trống bị bỏ ngỏ không ai có trách nhiệm giải quyết.

 

Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển, đặc biệt ở vùng ven bờ. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý hoàn toàn thụ động và không thường xuyên, do còn thiếu các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của họ một cách cụ thể.


Cộng đồng địa phương vừa là người hưởng thụ tài nguyên, vừa là một trong những chủ thể quản lý, có kiến thức bản địa, hiểu được nguyện vọng và công việc của chính họ. Lôi cuốn cộng đồng địa phương vào quản lý tài nguyên biển chính là góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về tăng cường dân chủ ở cơ sở và nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".


Mới đây, Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 6-3-2009 của Chính phủ ra đời là một văn bản pháp lý quan trọng quy định về thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

 

Do vậy, muốn quản lý vùng bờ biển có hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở khoa học vững chắc, phải tính đến những hạn chế của hệ thống tài nguyên ven bờ trong bối cảnh cân bằng và thống nhất với nhu cầu phát triển các ngành khác nhau.


Phải chấp nhận quản lý tổng hợp. Muốn vậy, quá trình quản lý cần có sự tham gia của các bên liên quan như các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương và điều phối và giữa các ngành trong cùng một địa phương, trên cùng một địa bàn cùng những người dân địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình quản lý.


Cuối cùng, một trong những giải pháp tiếp cận phát triển có hiệu quả ở vùng bờ là quy hoạch ven biển một cách hợp lý gắn với kế hoạch quản lý vùng bờ biển, nói khác đi, chúng ta từng bước tiến tới quản lý tổng hợp đới bờ biển, một vấn đề mới mẻ nhưng rất hiệu quả mà các quốc gia ven biển đang áp dụng.


Một trong những yêu cầu của quản lý tổng hợp vùng ven biển là nâng cao chất lượng cuộc sống của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào các tài nguyên vùng ven biển mà vẫn gìn giữ được đa dạng sinh học và năng suất các hệ  sinh thái ven biển.


Theo như người dân địa phương, vào những năm 30 của thế kỷ 20, vùng ven biển Giao Thủy được bảo vệ bởi rừng ngập mặn. Tuy nhiên, dưới áp lực của những hoạt động kinh tế, những cánh rừng này đã suy giảm nghiêm trọng vào những năm 60-70, dẫn đến chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái ven biển bị ảnh hưởng.

 

Trước thực trạng đó, vào những năm 90, với nguồn kinh phí của dự án 327, một số diện tích bãi bồi ven biển của huyện đã được trồng rừng ngập mặn nhưng tỷ lệ sống và thành rừng thấp.


Từ năm 1997, Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch đã tài trợ trồng rừng ngập mặn tại đây. Việc trồng rừng ngập mặn không chỉ giúp cho việc bảo vệ đê biển, hạn chế thiên tai mà còn giúp cho việc khôi phục hệ sinh thái với những chức năng, giá trị quan trọng, duy trì các chuỗi và lưới thức ăn là nguồn tài nguyên sống còn cho người dân địa phương.

 

Đồng thời, các hoạt động này đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân vùng ven biển. Các hộ được chọn trồng rừng ngập mặn phải là hộ nghèo, là hội viên Hội Chữ thập đỏ và có tinh thần trách nhiệm. Mỗi hộ được lựa chọn sẽ được chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định giao 5 ha đất trong thời hạn 10 năm để trồng và bảo vệ rừng.


Trung bình mỗi hộ nhận được gần 1 triệu, là một khoản tiền rất có ý nghĩa với người nghèo. Toàn huyện trong những năm 1997 đến 2003 đã trồng được 2300 ha trang, trồng xen nhằm đa dạng hóa rừng ngập mặn với 4062 ha bần, đâng; cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt 85 - 90%.


Khi rừng ngập mặn được phục hồi nó cũng tạo môi trường thuận lợi cho hải sản tự nhiên phát triển, tăng cả về số lượng và chủng loại. Vào thời gian nông nhàn, lúc thuỷ triều cạn, người dân địa phương ra các bãi triều thuộc trongvùng đệm và cả vùng lõi của vuờn quốc gia Xuân Thuỷ để bắt, mò, đào, làm đăng đó để bắt các loài hải sản như cua, ốc, cá bớp và hà.

 

Có những người đến từ các xã cách 10-12 km. Trong các tháng 9-12 hàng năm, đêm tối họ cũng mang đèn đi soi cua con về bán lại cho các chủ đầm hoặc bán cho người thu mua.


Trung bình hàng ngày (vào mùa cua giống tháng 8 - 12 hàng năm) có từ 850 đến 1.200 người tham gia bắt cua giống, ngày cao điểm có tới 2.000 người. Thu nhập trung bình khoảng từ 18.000 - 59.000 đồng/người/ngày. Có tới 29,4% đến 44% dân số tham gia đánh bắt thuỷ hải sản, trung bình một hộ có thể đạt từ 2.186.400 đến 3.520.600 đồng/năm.


Các kết quả nghiên cứu cho thấy, những bên tham gia chính trong quá trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển Giao Thủy bao gồm cộng đồng cư dân ven biển; Chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân các cấp); Các hội, đoàn thể địa phương (và trung ương có liên quan); Ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thủy (và các cơ quan quản lý trực tiếp); và Các nhà khoa học (tham gia vào các nghiên cứu khoa học và ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý tổng hợp vùng ven biển).


Tình trạng biển bị ô nhiễm có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, ta chưa có một hệ thống thể chế chính sách hiệu lực để làm cơ sở cho quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng và yếu kém về chất lượng, nhận thức của cộng đồng dân cư ven biển và trên biển về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường còn thấp, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu thốn; cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo vừa mới được thành lập và đi vào hoạt động.

 

Về mặt chủ quan, công tác quản lý nhà nước trong việc khai thác, tái tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường biển chưa được chú trọng đầy đủ.


Để thực hiện tốt hơn việc bảo vệ và cải thiện môi trường biển, cần sớm hoàn thiện các văn bản dưới Luật Bảo vệ Môi trường cũng như các thể chế, chính sách phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường biển. Đồng thời, cần khẳng định vai trò của cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo của Tổng cục Biển&Hải đảo Việt Nam.

Vũ Thanh Ca (Viện Nghiên cứu Quản lý biển- Tổ