Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm - Yên Tử (Ảnh: Internet)
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đề nghị cần áp dụng nhiều biện pháp để bảo tồn, trùng tu, tạo điều kiện lưu giữ lâu dài, chuyển giao yếu tố nguyên gốc và tính chân thực lịch sử của di tích cho thế hệ tiếp theo; cần tăng cường công tác nghiên cứu, sưu tầm các giá trị của di tích, nhằm phát hiện cũng như bảo vệ và phát triển di tích một cách tốt hơn. Đồng thời thực hiện xã hội hóa các dự án bảo tồn các di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng; bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa phi vật thể bằng cách lập hồ sơ khoa học các di tích, nhà trưng bày về Thiền phái Trúc Lâm và Phật giáo Việt Nam; bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa lễ hội Yên Tử…
Nhiều ý kiến cho rằng nguyên tắc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích, nhưng cần thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, nhất là những di sản vật thể đang bị xuống cấp và hư hỏng trong khu di tích để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài. Khi tôn tạo các di tích phải đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích với các cảnh quan xung quanh, nhằm tạo điều kiện nổi bật các giá trị của di tích và cảnh quan di tích với mục đích đáp ứng cho việc khai thác di tích được thuận lợi. Khi tiến hành phục hồi di tích phải dựa trên những cứ liệu như thám sát cổ học, bản vẽ thiết kế ban đầu của di tích, bản vẽ phối cảnh…
Di tích lịch sử - danh thắng Yên Tử là một trong những di tích còn lưu những giá trị văn hóa khổng lồ và vô giá với hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ quý chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm. Trải qua các cuộc chiến tranh và sự tác động khắc nhiệt của thiên nhiên, hầu hết các di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều công trình bị phá hủy nên cần được ưu tiên bảo vệ, tôn tạo trùng tu.