Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Thành Nhà Hồ, ảnh Vệ tinh Google Earth (hướng Bắc được chỉ rõ bằng chiều của chữ “N” ở góc phải phía trên tấm hình)
Thành Nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người mà sau đó (1400) lập ra nhà Hồ và chuyển về đóng đô tại tòa thành này. Thành xây trên địa phận huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
1.Thành Nhà Hồ hình gì?
Theo Đại Nam nhất thống chí: Thành Tây Đô mỗi mặt dài 120 trượng (1 trượng tương đương 4m), cao 1 trượng 2 thước và trong thành nay là ruộng ước chừng hơn 300 mẫu. (Theo số liệu này thì thành Tây Đô có cấu trúc hình vuông, mỗi cạnh khoảng 480 m).
Theo học giả L. Bezacier thì thành xây dựng trên một đồ án hình vuông mỗi chiều dài 500m..
Trong các sách: Thành cổ Việt Nam; Hồ Quý Ly; Lịch sử Thanh Hoá; Khảo cổ học Việt Nam đều khẳng định: Thành nhà Hồ có mặt bằng hình chữ nhật, chiều dài 900m, chiều rộng 700m.
Trong Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập 1, xuất bản năm 2000), lại ghi thành Tây Đô là một hình vuông, mỗi cạnh dài 500m.
Năm 2005, đoàn khảo sát Nhật Bản đã dùng máy móc hiện đại đo đạc rồi công bố số liệu như sau: Cạnh Nam: 877,1m; Cạnh Bắc:877,0m; Cạnh Đông: 879,3m; Cạnh Tây: 880m. Chúng gần như một hình vuông chỉ có điều chiều Nam Bắc dài hơn chiều Đông Tây khoảng 3m.
Theo số liệu của tổ Lịch sử Trường Đại Học Hồng Đức trực tiếp đo bằng phương pháp thủ công thì: Chiều Nam Bắc dài 860m (tính từ mép trong theo trục Nam Bắc). Chiều Đông Tây dài 863m (tính từ mép trong theo trục Đông Tây). Nếu tính theo mép ngoài cổng thành thì: Chiều Đông Tây là 883,5m; chiều Nam Bắc là 870,5m (độ chênh lệch lớn hơn 13m), nghĩa là tòa tành gần vuông.
Các dẫn liệu trên lấy từ tài liệu giới thiệu tổng hợp về Thành Nhà Hồ [i].
Chỉ cần xem ảnh vệ tinh đính kèm sẽ thấy ngay về cơ bản tòa thành là hình vuông nhưng chênh lệch chút ít giữa chiều dài các cạnh. Không rõ khi xây dựng thành, Hồ Quý Ly có lấy hình tượng chiếc bánh chưng vuông làm hình mẫu hay không.
2. Cổng thành hướng về phía nào?
Các tài liệu nói về thành nhà Hồ đều thống nhất mô tả bốn cổng thành mở theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Gọi cửa Nam là cửa Tiền (cửa trước, cửa chính) là để Hoàng Đế ngồi quay mặt về hướng Nam trị vì đất nước và thiên hạ.
Tuy nhiên trên ảnh vệ tinh Google Earth, thành nhà Hồ có bốn cửa nhưng không có cửa nào theo hướng chính Nam, Bắc, Tây và Đông, mà là theo hướng Đông Nam, Đông Băc, Tây Bắc và Tây Nam. Độ lệch mỗi hướng cửa mở của tòa thanh so với các hướng chính Nam Bắc Tây Đông là khoảng 30o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (xem ảnh vệ tinh đính kèm).
3.Hiện tượng lệch cửa của tòa thành do nguyên nhân gì?
Có 2 cách giải thích: 1/ Do chính Hồ Quý Ly đã chọn hướng lệch nhu vậy ngay từ khi xây dựng thành cho hợp với lập địa khu đất. Có nghĩa là Ngài không theo các chuẩn mực phong thủy đương thời rằng Vương thành phải quay cửa theo 4 hướng chính Nam Bắc Tây Đông; 2/ Khi xây dựng, 4 cửa được mở theo các hướng chính Nam Bắc Tây Đông, nhưng về sau, khu đất xây dựng thành bị xoay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ một góc chừng 30o khiến ngày nay cả 4 cửa thành đều bị lệch hướng. Việc các khu đất (thực ra là các khối địa chất) nằm giữa các đứt gãy trượt theo phương (Strike - slip Faults) bị xoay là hiện tượng thường xảy ra trong cơ chế Biến vị nội mảng (Intraplate Deformation). Trước đây, trường hợp các khu đất có đền tháp Chăm Pa ờ Mỹ Sơn bị xoay cũng đã được phân tịch[ii]
[ii]Nguyễn Dình Hòe (25/9/2010) Giải mã 3 bí ẩn lớn của thánh địa Mỹ Sơn http://khoamoitruonghue.edu.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=83