Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Chiếc máy đo bão trên được phát triển bởi một nhóm thuộc đại học Rice, có dữ liệu từ Dịch Vụ Thời Tiết Quốc Gia và thông tin chi tiết của khoảng 1,2 triệu ngôi nhà ở Houston. Rất nhiều mô hình máy tính phức tạp làm việc để đưa ra dự đoán mối nguy hiểm cho những ngôi nhà này. Cư dân có thể vào trang web, đánh địa chỉ của họ và trang web sẽ hiển thị độ nguy hiểm của bão, gió, lượng mưa và tình trạng điện (cúp điện) tại khu vực theo thời gian thực.
“Nguồn gốc dự án bắt đầu từ cơn bão Rita, khi tất cả chúng ta đều chạy vì mạng sống. Quá rõ ràng nhận thấy cơ sở hạ tầng của Houston đã không thể chịu nổi 4 triệu con người trên đường phố vào cùng một thời điểm,” giáo sư khoa học máy tính Devika Subramanian thuộc đại học Rice – người đã giúp đỡ việc phát triển chiếc máy tính, giải thích trong một đoạn video về cơ cấu hoạt động.
Khi cơn bão Rita đổ bộ, bà và những người dân khác sống gần đó nhưng không nằm trong khu vực sơ tán, đã không biết mình nên làm gì vào lúc đó. Subramanian muốn nhiều thông tin hơn. Sau cơn bão Rita, bà đã hợp tác với giáo sư khoa học chính trị Robert Stein, trợ lý giáo sư kỹ thuật môi trường và con người Leonardo Duenas-Osorio, nhà nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu tiên tiến Houston Birnur Guven, và đã trải qua nhiều năm để tạo nên hệ thống sử dụng thân thiện.
Năm nay, nhóm sẽ theo dõi trang web, sử dụng dữ liệu thống kê từ những người truy cập để tăng khả năng dự đoán. Nhóm cũng đang có ý định mở rộng công trình này, để nó có thể đưa ra mức nguy hiểm cho những cơ sở thương mại, chung cư và những căn nhà mới xây dựng.