|
Loã thể ở bãi sông Hồng. Ảnh: Internet |
“Văn hóa của chúng ta là văn hóa “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại” chứ không phải phơi bày ra tất cả những chỗ kín trên cơ thể. Thậm chí, chúng ta còn phải dựa vào quần áo để tôn lên vẻ đẹp cơ thể như sử dụng áo để nâng ngực…”
Với những ý kiến cho rằng, tắm nude là một nhu cầu được trở về với cuộc sống tự nhiên, GS.TS. Phạm Đức Dương cho rằng nhu cầu này tất cả mọi người trên thế giới đều có. Tuy nhiên, trở lại tự nhiên, hòa nhập tự nhiên cũng cần phải văn minh chứ không phải trở lại cuộc sống hoang dã.
“Mỗi người Việt Nam có một ông Khổng Tử ngồi giữa rốn, đó là những giá trị đạo đức quý báu mà cha ông để lại cho con cháu cần phải được gìn giữ, che đậy, bảo vệ”
“Nếu nói lõa thể là có thể sống gần với tự nhiên hơn thì cần phải xem xét lại. Những ý kiến bảo vệ cho quan điểm này chủ yếu là suy luận của những người ngoài cuộc. Trong khi đó chỉ những người trực tiếp tắm nude mới hiểu hết là họ muốn gì. Cảm giác thoải mái là của những người bên ngoài nhìn vào”.
“Việc tắm nude một cách công khai tại sông Hồng như hiện nay tôi cho rằng đại bộ phận người dân không đồng tình”, GS.TS. Phạm Đức Dương nhấn mạnh.
GS.TS. Phạm Đức Dương cho rằng đại bộ phận người dân không đồng tình với tắm loã thể ở bãi sông Hồng. Ảnh: Internet |
Trao đổi thêm về giao lưu văn hóa, ông cho rằng thế giới hiện nay là “cộng sinh văn hóa”, văn hóa dân tộc không thể bó kín được. Tuy nhiên, giá trị văn hóa không phải nhìn vào sự biến đổi vật chất. Người Việt Nam hiện nay tiêu tiền đô, đi máy bay Boeing, hát nhạc Rap,... nhưng không thể là người Mỹ được. Vì, văn hóa là giá trị trong ý thức con người được bộc lộ ra bên ngoài.