Giếng âm hộ
PGS.TS Tạ Hòa Phương, Chủ nhiệm Bộ môn Địa chất Lịch sử, Trường Đại học KHTN, ĐHQGHN, người có nhiều năm nghiên cứu về địa chất vùng núi Ba Vì cho biết: Vùng núi Ba Vì chủ yếu là đá núi lửa, trong thời kỳ permi cách đây khoảng 280 - 251 triệu năm.
PGS.TS Tạ Hòa Phương cho hay, trước đây người Mường cổ thường gọi giếng này là Pó Ché, dịch ra tiếng Việt là âm hộ. Tên giếng ấy theo truyền thuyết truyền lại vì giếng này có hình giống như âm hộ của người phụ nữ.
Những năm trước khi chưa có nước giếng khoan, giếng âm hộ là nguồn cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho người dân trong vùng. Người Hà Nội sống ở phố xá khi nghe kể về giếng này cũng thường đến lấy nước về uống mỗi dịp ngày rằm hay mồng một hằng tháng.
Ông Bùi Văn Việt (xã Vân Hòa) cho biết: Chúng tôi sinh và lớn lên ở vùng đất này, ngay từ nhỏ đã thấy dãy núi có hình bộ ngực của thiếu nữ và giếng âm hộ. Vì truyền thuyết về tên gọi giếng âm hộ của Ngọc Hoa công chúa mà trước đây, chỉ những phụ nữ mới được tắm tại giếng Pó Ché. Cũng chính vì những lời nói đó mà có thời gian đàn ông nơi đây không dám lấy nước về dùng.
Giếng quanh năm luôn có nước. |
Núi có hình bộ ngực
PGS.TS Tạ Hòa Phương bảo: “Chúng tôi là những người nghiên cứu nhiều năm về vùng đất Ba Vì, quả thực nơi đây có nhiều điều thật kỳ bí và linh thiêng. Nếu chúng ta nhìn từ phía đông chính diện của đỉnh Ngọc Hoa, vào buổi sáng khi những làn sương trên núi tan đi hình ảnh bộ ngực khổng lồ của thiếu nữ dần được hiện ra lung linh, huyền ảo. Đứng dưới những cánh đồng trù phú, với nhiều cây cối xanh tươi, nhìn lên dãy núi chúng ta sẽ thấy khung cảnh tràn đầy sức sống”.
Từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn liên tưởng hình ảnh giếng âm hộ, với bộ ngực của thiếu nữ trên núi Ba Vì có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nhiều người cho rằng đó là biểu tượng của công chúa Ngọc Hoa. Điều này trùng khớp với câu chuyện trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh xưa kia về nhân vật Ngọc Hoa công chúa là con gái vua Hùng Vương thứ XVIII.
Sau này người dân đặt tên núi Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa và núi Sơn Tinh. Đó là mái nhà chung của gia đình Vua Hùng. "Xét trong bối cảnh chung của khu vực núi Ba Vì, ngọn núi này là biểu tượng của công chúa Ngọc Hoa trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy tinh. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì nó cũng có nhiều cái linh ứng, trùng khớp. Người dân nơi đây cũng cho rằng như vậy", PGS.TS Tạ Hòa Phương nhận định.
Đỉnh núi mang bộ ngực của thiếu nữ, biểu tượng của công chúa Ngọc Hoa. |
Mất mạng vì tắm trần bên giếng?
TS Ngô Kiều Oanh, từng công tác tại Viện Khoa học Việt Nam cho biết: Giếng này rất tâm linh, ngày xưa nơi đây là khu rừng rậm rạp, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như voi, hổ báo. Vì thế, người dân không dám sống ở khu vực giếng này.
Gia đình Việt kiều sống ở khu vực giếng âm hộ một thời gian thì có cặp rắn thần xuất hiện. Họ sợ quá nên mới bán đất để đi nơi khác sinh sống. "Lúc đầu nghe nói có đôi rắn xuất hiện ở khu vực giếng tôi không dám mua. Nhưng sợ nếu đất này vào tay người khác, họ sẽ phá giếng đi mất. Sau này tôi mới hiểu về tâm linh khu vực giếng này, nghĩ mình có duyên với nơi đây. Chính vì thế tôi đã mua lại khu đất và xây bao quanh để bảo vệ giếng", TS Ngô Kiều Oanh cho biết.
TS Ngô Kiều Oanh kể rằng: "Trước đây, giếng âm hộ là nguồn nước không thể thiếu được trong việc cung cấp nước cho người dân ăn uống sinh hoạt. Một hôm có một người đàn ông cởi trần truồng đến đây tắm, mặc cho mọi người can ngăn nhưng người đàn ông này vẫn múc nước tắm ào ào. Thời gian sau, người đàn ông đó mắc phải căn bệnh ngoài da rất lạ, đi chữa ở nhiều bệnh viện không khỏi. Nhiều người cho rằng ông ấy đã bị thánh mẫu phạt. Vì thế, giếng này càng thêm tính linh thiêng".
Đối với dân làng Nghe, đây là tài sản vô giá, sự linh thiêng từ bao đời nay, nhờ núi, nhờ giếng mà người dân nơi đây sinh tồn và phát triển đến ngày nay. Ngọn núi chở che cho người dân mỗi khi thiên tai hoạn nạn. Giếng nước là nguồn nước vô tận, giúp cho người dân chống hạn hán, cung cấp nước quanh năm để người dân ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy, mọi người rất có ý thức để bảo vệ tài sản vô giá đó.
TS Ngô Kiều Oanh và các nhà khoa học khảo sát giếng âm hộ. |