Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ong được nuôi trong thân cây khoét lỗ. Mật ong nơi đây không bày bán tràn lan nhưng nhờ chất lượng tốt nên đã được nhiều người biết đến.
Đến với xã Tình Húc, chúng ta dễ dàng gặp những tổ ong bằng thân cây được treo trên vách như thế này. |
Ông Nông Ngọc Đường, thôn Nà Kẻ, xã Tình Húc là một trong số những người nuôi ong đầu tiên ở xã cho biết. Ông bắt đầu nuôi ong từ năm 2003 sau khi được huyện tổ chức cho đi tham quan các mô hình nuôi ong, thấy có hiệu quả kinh tế nên ông quyết định đầu tư vào nuôi ong với quy mô lớn hơn. Đến nay, ông đã có hơn 20 tổ ong, mỗi năm cho thu gần 100 lít mật. Đặc thù của loài ong là tự nhân đàn, bởi ong sinh sản rất nhanh, 2-3 tháng là có một số lượng ong thợ lớn. Vào mùa xuân tiết trời ấm áp, có nhiều hoa nên ong sẽ theo đàn đi tìm mật và đây là vụ mật chính trong năm.
Để "tận mục sở thị", chúng tôi đi tham quan những tổ ong tại gia đình ông. Tổ ong ở đây được thiết kế khá độc đáo, bằng những khúc cây to được khoét ruột rỗng và bịt 2 đầu, tổ chỉ để những lỗ nhỏ cho ong thợ ra vào. Những tổ ong của ông được treo trên vách nhà và trên vườn cây ăn quả.
Để có được một tổ ong, người dân phải tìm những thân cây to như gốc cây mít, cây nhãn, rồi khoét ruột rỗng rồi bịt 2 đầu. |
Tại mỗi tổ, chỉ để những lỗ nhỏ cho ong thợ ra vào. |
Những tổ ong của ông được treo trên vách nhà và trên vườn cây ăn quả. |
Khi chúng tôi đề nghị được xem quy trình lấy mật, ông Đường đã đốt khói. |
Rồi mở tổ ong. |
Những cánh ong đen đặc bám trên cầu sáp. |
Theo kinh nghiệm của ông Đường, thông thường, mỗi đợt lấy mật, ông thường bắt đầu vào buổi gần trưa vì đợi các chú ong thợ rời tổ đi lấy mật rồi ông mới tiến hành. Nhưng khi nhận được lời đề nghị của chúng tôi cho xem quy trình lấy mật. Ông đã mở tổ ong cho chúng tôi xem. Rồi với động tác khéo léo, ông Đường nhẹ nhàng giũ cả mảng ong đang bám trên sáp cho chúng bay đi và đưa miếng sáp đó vào một miếng vải để vắt lấy mật. Khi vắt xong, mật ong được cho vào một cái thùng nhựa để lọc cặn bã còn đọng lại trong mật. Sau khoảng 10 ngày, mật ong mới đóng thành trai bán ra thị trường.