Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Ảnh đẹp về cây da bò và 2 cây Táu được công nhận cây di sản tại Việt Trì Tin ảnh

(17:48:31 PM 30/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Tin Môi Trường giới thiệu phóng sự ảnh về 2 Cây Táu và Cây Da bò tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ vửa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

 2 Cây Táu Đền Thiên Cổ Miếu

 

Hai Cây táu được trồng hai bên đền Thiên Cổ, một cây có hoa màu trắng còn được gọi là cây Táu bạc, một cây có hoa màu vàng được gọi là cây Táu vàng gắn với di tích lịch sử của ngôi miếu Thiên Cổ nơi thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang người có công dạy học con gái vua Hùng Vương thứ 18 (Ngọc Hoa công chúa), theo tương truyền hai Cây táu quý được trồng từ thời đó và tồn tại tới bây giờ, cây có dáng vẻ kỳ vĩ, cổ kính và gắn với di tích văn hoá, tâm linh.

 

Hai cây Táu trước đền Thiên Cổ

Cây Táu hoa vàng

Theo ngọc phả để lại, cây Táu hoa vàng này được tròng cùng với cây Táu hoa trắng,
nhưng khoảng trên 300 năm trước cây bị gãy và cây hiện nay là cây chồi của cây Táu cũ

Cây Táu hoa trắng

Sau hàng nghìn năm cây vẫn sừng sững tồn tại với thời gian

Tuy nhiên Cây Táu hoa trắng bắt đầu có dấu hiệu già cỗi và mục ruỗng,
nhiều cành đã bị khô phải cắt bỏ

 

 

 

Cây Da bò

 

Cây Da bò gằn liền với sự tích ngôi mộ cổ chôn cất ba anh em trai con của nhà giáo Vũ Thê Lang, đồng thời cũng là ba “Đô sỹ” tài giỏi của vua Hùng thứ 18, vì tận trung với nhà Hùng nên cùng nhau tuẫn tiết. Sau này An Dương Vương cảm phục sắc phong cho làm thành hoàng xã, dân địa phương vẫn thờ cúng rất tâm linh hàng ngàn năm nay.
 

 

Hàng năm, vào mùa xuân vỏ cây tự bong như lột da, để lộ một lớp lông mầu hung đỏ mịn, trông hệt như da bò nên được người dân địa phương gọi là cây Da bò.
 

Cây được trồng sau khu mộ cổ Thành hoàng làng xã Trưng Vương, hiện cây vẫn xanh tốt

 


Khi lột da, da non trong giống như da bò

 

 

 

Gốc xù xì, cổ kính

TMT- Nguồn ảnh: văn phòng VACNE