Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tuyến đường cao tốc trên nhằm mục đích tạo ra một khu vực kinh tế mới từ Calcutta trên Vịnh Bengal tới thành phố Hồ Chí Minh ở biển Đông.
Giai đoạn đầu tiên của dự án đã được thỏa thuận trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Myanmar trong tuần này. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý thời hạn hoàn thành tuyến đường cao tốc nối liền Guwahati ở Assam tới biên giới Myanmar và Thái Lan qua Mandalay và cố đô Rangoon là vào năm 2016.
Theo các nhà phân tích, tuyến đường là một phần quan trọng trong kế hoạch mở "Hành lang Mekong-Ấn Độ" để gắn kết thị trường phát triển thứ hai trên thế giới - Ấn Độ - với những con hổ kinh tế mới ở khu vực Đông Dương, châu Á.
Kế hoạch này cũng sẽ đi qua Trung Quốc - nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Kế hoạch để mở khu vực kinh tế mới này từng gặp phải rào cản do các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Myanmar.
Tuy nhiên với việc nới lỏng dần các biện pháp trừng phạt sau hàng loạt cải cách dân chủ mà Tổng thống Myanmar Thein Sein công bố hồi tháng 8 năm ngoái, những trở ngại trên đã được loại bỏ.
Đối với Ấn Độ, đường cao tốc mới sẽ mở ra cơ hội mới về dầu mỏ và khí đốt tại ngoài khơi biển Myanmar và Việt Nam cũng như dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm của Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan.
Tuyến đường cao tốc cũng sẽ mang lại sự thịnh vượng cho những bang nghèo và kém phát triển ở đông bắc Ấn Độ như Manipur và Nagaland.
Dự án này cũng gợi nhớ lại lịch sử bền chặt giữa Ấn Độ và Myanmar, kể từ sau khi hai quốc gia này giành độc lập từ Anh sau Thế chiến II.
Được biết, tuyến đường cao tốc hai làn nối liền biên giới Ấn Độ với Mandalay đã được xây dựng và sẽ được mở rộng thành bốn làn trong các giai đoạn tiếp theo.