- Đại biểu Đỗ Văn Đương: Việc kê khai tài sản là quy định của Nhà nước từ nhiều năm nay nhưng việc thực hiện vẫn chậm trễ và chưa hiệu quả. Tôi cho rằng những người đứng đầu Đảng bộ, chính quyền các địa phương và lãnh đạo các bộ, ngành cần gương mẫu đi đầu trong việc kê khai tài sản.
Trong thực tế, chuyện kê khai tài sản của cán bộ không đơn giản vì họ thường không đứng tên mà là vợ, con, thậm chí bạn bè, người thân thích đứng tên giùm. Tôi nghĩ rằng đây cũng là hình thức rửa tiền, vấn đề là phải bóc trần bản chất ra. Tại sao con của người dân đa phần là nghèo, còn con một số quan chức lại giàu? Kê khai tài sản cần phải thực chất, với sự giám sát nhiều phía. Trong đó, phải tăng cường vai trò báo chí và dùng sức mạnh nhân dân để kiểm tra, thanh tra.
* Theo ông, hiện tượng như con ông bí thư Tỉnh ủy Hải Dương có phổ biến không?
- Hiện tượng đó là nhiều. Trong trường hợp cụ thể này thì cũng phải có kiểm tra hay giải thích để an lòng dân. Nhân dân đã dị nghị như vậy thì phải kiểm tra, công khai rõ ràng. Đây là việc làm bảo đảm công bằng cho chính người trong cuộc và không gây nghi ngờ, mất niềm tin trong dân.
Khu nhà vườn bạc tỉ của con trai bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Ảnh: Báo Giáo dục Việt Nam
* Quốc hội (QH) nên có ý kiến hay vị bí thư cần lên tiếng tại nghị trường vì ông cũng là đại biểu QH?
- Bây giờ chưa có cơ sở để yêu cầu ông bí thư Tỉnh ủy Hải Dương giải trình.
* Theo luật định, những vụ như thế này, cơ quan nào có trách nhiệm làm rõ?
- Những việc liên quan đến đại biểu thì trách nhiệm của Ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thường vụ QH, sau đó đến đoàn đại biểu QH.