Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Một miệng hầm được mở ở lưng chừng núi, những cây thông bên trên đang chết dần chết mòn |
Anh Tình kể: Trong một chuyến đi công tác ở Đà lạt, tôi đã tìm cách làm quen với những người khai thác thiếc lậu. Bảo rằng mình là một kỹ sư khoáng sản đi làm công tác nghiên cứu, những người đào thiếc đã chấp nhận cho tôi tháp tùng.
Theo hướng con đường mới đi về Nha Trang, cách thành phố Đà Lạt khoảng 30km, ta sẽ gặp một thị trấn nhỏ huyện Lạc Dương mà dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số và rất ít người Kinh. Nghề của họ là canh tác số ít cà phê, rau và chủ yếu là khai thác thiếc trong các rừng thông gần đó. Tại con dốc Tình là đường dẫn vào núi Khôn và núi Cao.
Nơi đây, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những cái giếng sâu hun hút, có cái đến 30m. Người đào thiếc tụt xuống giếng và dò tìm những luồng thiếc rồi đào đường hầm theo đó để khai thác. Cũng có chỗ luồng thiếc ở gần mặt đất nên người đào mở miệng hầm lộ thiên. Việc khai thác thiếc lậu phải nói là quá mạo hiểm với tính mạng.
Những rừng thông ở khu vực đào bới tìm thiếc đã bị tàn phá nặng nề. Đà Lạt đang ngày càng xấu đi, nóng lên cũng có một phần lớn do việc không quản lý được “thiếc tặc”.
Hầm chỉ vừa một người ngồi đào, dưới giếng sâu 8m, từ thành đáy giếng vào sâu 10m, hầm tối tuyệt đối và rất ngạt |
Đất đào được cho vào những túi nilông để chuyển lên mặt đất |
Hai người thay phiên nhau đào và vận chuyển đất từ hầm ra đáy giếng rồi được kéo lên trên, mỗi giếng hầm có 3-4 người |
Các bà mẹ đãi thiếc trên con suối cạnh cửa hầm, các em nhỏ đều không đi học mà vào rừng cùng đãi thiếc |
Giếng được căng bạt che mưa, đào mương xung quanh tránh nước xuống và có ròng rọc kéo đất lên |
Xẻ núi và bơm nước lên để đãi thiếc bằng máng gỗ |