Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Anh cũng dần nhận thấy rằng rắn hổ mang, hổ trâu là loài ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là vịt con chết ngạt, trứng thối, cóc, nhái… mà nguồn thức ăn này trên địa bàn lại rất nhiều, dễ kiếm và rất rẻ. Anh cũng phát hiện rắn rất ít bệnh tật, tương đối dễ nuôi trong diện tích không lớn, không đòi hỏi nhiều công chăm bẵm.
Từ số vốn thu lại ban đầu, anh mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình nuôi rắn của mình và hiện giờ anh đã là chủ của 3 trang trại với hơn 4.000 con rắn các loại và gần 1.000 con rắn bố mẹ đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống phục vụ nhu cầu của gia đình và cung cấp con giống cho thị trường.
Cùng phát triển nghề nuôi rắn như anh Đông là bác Nguyễn Thế Sang. Dù mới chỉ nuôi rắn ba năm trở lại đây nhưng hiện bác có hơn 500 con rắn thương phẩm với trọng lượng trung bình đạt từ 1,5 - 2,5kg/con; trong đó có khoảng 260 con rắn chuẩn bị sinh sản.
Bác Sang chia sẻ: “Thấy các hộ trong thôn nuôi rắn và mang lại lợi nhuận cao, tôi mới nuôi được hơn 3 năm nay thôi nhưng đây là lứa đầu tiên. Nếu nó sinh sản đều thì chỉ cần bán con giống cũng thu lại vốn và có lời. Chưa tính đến số rắn chuẩn bị bán thịt và rắn mẹ”.
Cũng theo anh Đông, trứng rắn được ấp từ 52 - 53 ngày thì nở và tỷ lệ trứng nở đạt rất cao, khoảng 95%. Rắn thường đẻ trứng vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Thời gian này là lúc người nuôi rắn bận bịu nhất.
Nghề nuôi rắn ở Bạch Xá đã giúp không ít hộ gia đình không những thoát nghèo mà còn vươn lên hàng khá giả. Điển hình như hộ bà Nguyễn Thị Nền thường được mọi người trong thôn gọi là “tay không bắt giặc”. Bà Nền từ một hộ nghèo nhất thôn hiện đã vững vàng kinh tế nhờ nuôi rắn.