Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Số lượng rác thải nhựa ở đông bắc Thái Bình Dương hiện tăng gấp 100 lần trong 40 năm qua - Ảnh tư liệu: AFP |
Theo BBC, toàn bộ rác thải nhựa trút xuống biển sẽ không chìm mà bị hư hỏng theo thời gian. Ánh sáng mặt trời và tác động của sóng sẽ làm chúng rã đi và tách ra thành các mẩu nhỏ cỡ móng tay người hoặc nhỏ hơn.
Các nhà khoa học lo ngại các sinh vật biển có thể hấp thu những vật liệu nhỏ bé này, nhưng nhóm nghiên cứu thuộc Viện hải dương học Scripps lại lo một mối lo khác: chúng sẽ được các côn trùng biển (Halobates sericeus) dùng làm nơi đẻ trứng.
Thực tế họ đã phát hiện Halobates sericeus gia tăng mạnh ở những nơi có nhiều rác thải nhựa. Sự tăng mạnh Halobates sericeus sẽ gây ra mối đe dọa với các động vật phù du và trứng cá - thức ăn ưa thích của chúng.
Trước đó, một nhóm các nhà khoa học khác thuộc Viện hải dương học Scripps đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy 9% số cá họ thu thập được trong chuyến thám hiểm Seaplex có rác thải nhựa trong dạ dày.
Họ ước tính những loài cá sống ở độ sâu trung bình ở bắc Thái Bình Dương có thể nuốt vào bụng lượng rác thải nhựa từ 12.000-24.000 tấn/năm.
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, cứ mỗi km2 mặt biển lại có khoảng 13.000 mẩu rác nhựa và tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở bắc Thái Bình Dương.