Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

VN có hai thành phố trong danh sách ô nhiễm nhất thế giới

(23:52:59 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy VN có hai TP nằm trong danh sách sáu TP bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy Việt Nam có hai thành phố nằm trong danh sách sáu thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới.

 

Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc&Thông tin Môi trường thuộc Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ Tài nguyên&Môi trường), Việt Nam (VN) đối mặt với tất cả các vấn đề được nêu trong báo cáo. Về nồng độ bụi, hai TP lớn nhất VN chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New DelhiDhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này.

 

Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, VN đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam AÁ.

 

Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới trong năm 2007 cũng cho thấy VN là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, VN sẽ mất 17% sản lượng nông nghiệp. Các chuyên gia dự báo Khu kinh tế Dung Quất tại VN có thể thấp hơn mực nước biển.

 

70% chất thải khí từ phương tiện giao thông

 

Các chuyên gia môi trường đã nhấn mạnh rằng sự sống và đời sống của con người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi môi trường toàn cầu. Trong thế kỷ tới, 1,8 tỉ người sẽ phải sống trong các khu vực khan hiếm nước và 2/3 trong số họ sẽ thiếu nước sạch. Khoảng 16.000 loài sẽ có nguy cơ tuyệt chủng.

Sông Tô Lịch - một trong những con sông nằm trong sách đen về ô nhiễm.

Theo bà Nguyễn Ngọc Lý - tư vấn phát triển bền vững cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Hà Nội - VN đang có tình trạng ô nhiễm môi trường báo động, mặc dù đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường trong năm 1994.

 

VN cũng đã phát triển Chiến lược bảo vệ môi trường cho giai đoạn 2001-2010. Đó là một trong tám Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cần phải hoàn thành đến năm 2015.

 

Quá trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây dựng và đô thị hoá trên diện rộng, đặc biệt ở các khu đô thị. Các công trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp mọi nơi, làm cho tình trạng bụi bặm càng trở nên trầm trọng.

 

Theo các chuyên gia môi trường, nồng độ bụi tại các TP đô thị ngày càng tăng và vượt quá ngưỡng cho phép từ hai đến ba lần.

 

Cục Bảo vệ môi trường VN cho hay, tại các khu đô thị, 70-90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Các phương tiện này phát thải ra môi trường một lượng lớn carbon dioxide và các chất độc hại khác.

 

Trước năm 1980, hơn 80-90% số dân thành thị sử dụng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% số người dân sử dụng xe gắn máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn 1,7 triệu xe máy và TPHCM có khoảng 3,8 triệu. Những con số này gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trung bình 10-15%/năm.

 

Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu công nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư không có hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu.

 

Các chất thải không được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con sông như Tô Lịch, Kim Ngưu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng.

 

Chính phủ VN khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế đồng thời có lợi cho môi trường và vì thế, theo những thông tin mới được công bố, Chính phủ hiện đang phối hợp với Gamuda - tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia - nhằm cải tạo công viên Yên Sở thành một công viên mang tầm cỡ quốc tế.

 

Năm hồ trong công viên sẽ được nạo vét, nhà máy xử lý nước thải sẽ được xây dựng với khả năng xử lý nửa lượng nước thải của Hà Nội, góp phần giảm ô nhiễm nước và không khí cho các khu vực lân cận.

 

(Theo Lao Động)