Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Không có khí thải carbon – Trò lừa dối

(23:52:55 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - “Không có khí thải carbon” dường như đã trở thành một xu thế thời đại. Từ Ngân hàng Thế giới, Tòa thánh Vatican, Thế Vận hội Olympic Quốc tế, cho đến Giải Bóng đá Thế giới, Câu Lạc bộ Thể hình, và Ban nhạc Rolling Stones, cũng như một danh sách dài nhân vật nổi tiếng khác đều xưng là không phát thải hoặc phát thải chỉ phần nhỏ carbon.

“Không có khí thải carbon” dường như đã trở thành một xu thế thời đại. Từ Ngân hàng Thế giới, Tòa thánh Vatican, Thế Vận hội Olympic Quốc tế, cho đến Giải Bóng đá Thế giới, Câu Lạc bộ Thể hình, và Ban nhạc Rolling Stones, cũng như một danh sách dài nhân vật nổi tiếng khác đều xưng là không phát thải hoặc phát thải chỉ phần nhỏ  carbon.

 

Thậm chí tập đoàn  sản xuất ô tô Mercedes Benz mới đây tổ chức ở California (Mỹ) cái được mô tả là tuần lễ thời trang không có khí thải carbon đầu tiên trên thế giới.

 

Chính vì thế, cũng chẳng mấy khó hiểu khi cuốn Tân Từ điển Oxford Hoa Kỳ gọi thuật ngữ “không có khí thải carbon” là “cụm từ của năm 2006”.

 

Hẳn mọi người đều hiểu được nghĩa tích cực của cụm từ “không có khí thải carbon”, và hẳn là trong số những nhân vật danh tiếng và các sự kiện được nói đến ở trên đúng là đã theo chủ trương “không có khí thải carbon” theo đúng nghĩa của từ “neutral” - có nghĩa là không thải ra khí carbon.

 

Nhưng khái niệm đó lại che giấu một trò gian lận nguy hiểm mà phần thắng trong trò chơi đó thuộc về những người chơi, còn phần thua thuộc về khí hậu trái đất.

 

Có lẽ cách tốt nhất để trung hoà sự vô lý này là thông qua trò đố trí. Đó là những gì mà những người lập ra trang web Cheatnuetral (phi gian lận) đã làm.

 

Họ sáng tạo ra khái niệm về “bù đắp  gian lận” theo đúng những bước của các nhà phát kiến ý tưởng bù đắp khí thải carbon.

 

Theo họ, hình thức “ Không gian lận” sẽ bù lại những gì mà bạn đã gian lận bằng cách đầu tư kinh phí cho một ai đó. Nhờ đó sẽ hóa giải mọi nỗi đau, day dứt, và lương tâm bạn sẽ hoàn toàn thanh thản.

 

Cái vỏ bọc gian lận về khí thải carbon cũng lố bịch không kém. Dịch vụ những chuyến bay  không carbon có thể được xem là ví dụ điển hình.

 

Nhiên liệu dùng cho máy bay không phải là dạng nhiên liệu tái sinh mà bằng dầu. Một khi nhiên liệu được đốt cháy sinh công sẽ sinh ra khí carbon và sẽ thải vào bầu khí quyển chứ không trở lại dạng tồn tại ban đầu trong đất.

 

Lượng khí carbon đó sẽ không bao giờ được bão hòa, và sẽ làm gia tăng lượng khí thải carbon có trong  bầu khí quyển, gây nguy cơ phá hủy khí hậu toàn cầu.

 

Ấy vậy mà nhiều nhà kinh doanh giàu ý tưởng về khí thải carbon lại nghĩ ra được cách kiếm lợi nhuận từ chính điều đó. Nếu ai đó không muốn có cảm giác tội lỗi  hay nếu các công ty muốn quảng bá hình ảnh thân thiện môi trường của mình, rất nhiều công ty sẵn sàng cung cấp giải pháp cho họ để thu được lợi nhuận.

 

Có thể lấy công ty cung cấp các dịch vụ phi carbon có trụ sở ở UK làm ví dụ. 

 

Công ty này công bố “hàng không là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ biến đổi khí hậu nhanh nhất hiện nay nhưng không cần phải lo ngại về điều đó bởi giờ đây lượng khí thải carbon có thể được bão hòa nhờ những chuyến bay không carbon của công ty chúng tôi.

 

Chúng tôi sẽ làm cho chuyến đi của quý vị xanh hơn xét về góc độ môi trường. Tùy thuộc vào hành trình của quý vị mà dịch vụ bão hòa khí thải carbon cho chuyến bay của quý vị sẽ có chi phí từ 4,5 USD cho đến 52,5 USD.

 

Không chỉ làm cho bạn yên tâm với cảm giác vô tội, công ty còn cấp chứng nhận cá nhân cho hành khách nếu khách hàng yêu cầu, phát bản đồ màu và toàn bộ thông tin về hành trình của bạn, thẻ ghi tên bằng da gắn trên hành lý (thông tin này hoàn toàn có thật và được đăng trên trang web “Carbon Neutral” (trung hoà carbon)).

 

Nhiều công ty khác cũng thu lợi nhuận từ loại hình dịch vụ bù đắp khí thải carbon. Trong số đó có thể kể đến TerraPasss, Native Energy, DriveNeutral , Climate Friendly, AtmosFair , Climate Care , và GreenSeat .

 

Phương thức cung cấp dịch vụ của các công ty rất khác nhau, bao gồm cả việc cung cấp đèn chiếu sáng hiệu năng cho các dự án cây trồng.

 

Nếu xét trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bù đắp khí thải carbon, loại hình dịch vụ này được xem là gây mối lo ngại nhiều nhất.

 

Một bản báo cáo mới đây về tình hình thị trường phi carbon tình nguyện năm 2007 cho thấy “một số dự án cây trồng có tiếm năng hơn so với các dự án khác. Mọi người đều biết rằng cây hấp thụ khí carbon, thậm chí những đứa trẻ cũng biết rõ điều đó.

 

Mặc dù vậy, các dự án cây trồng vẫn bị coi là còn nhiều bất cập, buộc một số  đơn vị theo chủ  phi carbon công khai tách riêng.

 

Chính vì dự án cây trồng còn nhiều bất cập, Tập đoàn David Suzuki chỉ mua được các hợp đồng cung cấp dịch vụ bù đắp khí thải cho hai dự án về hiệu suất sử dụng năng lượng và năng lượng tái chế.

 

Công ty Body Shop cho biết trong năm 2006, chúng tôi thực hiện chương trình bù đắp khí thải trong hoạt động du lịch hàng không bằng cách đầu tư kinh phí cho các dự án phi cây trồng khác.

 

Công ty Cleaner Climate (khí hậu sạch hơn) nhận cung cấp dịch vụ bù đắp khí thải cho Adobe. Công ty này cho biết họ không thực hiện các dự án cây trồng vì các số liệu về lưu giữ khí carbon tạm thời vẫn chưa chính xác.

 

Họ cam kết cung cấp dịch vụ với những tác động tích cực đến cộng đồng địa phương. Phải chăng họ đang ám chỉ việc họ không thực hiện các dự án cây trồng là vì nó có tác động xấu đến môi trường.

 

Không phải ngẫu nhiên lại nảy sinh mối lo ngại đó. Đó là kết luận rút ra sau nhiều năm vận động phản đối các dự án trồng cây độc canh trên diện rộng, nhiều năm theo dõi, ghi chép tác động môi trường của các dự án này.

 

Không chỉ có thế,  người ta cũng tiến hành điều tra, nghiên cứu, và công bố rộng rãi một số vụ tiêu cực của các dự án cây trồng nhằm bù đắp khí thải carbon, buộc các công ty thương mại về carbon phải chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực ít rủi ro hơn.

 

Phơi bày thực trạng - Thế mạnh lại không thuộc về số đông

 

Mối lo ngại ngày càng tăng đối với các dự án cây trồng lại là những dấu hiệu tốt đối với các cộng đồng địa phương vốn bị ảnh hưởng nhiều bởi những dự án cây trồng nhằm bù đắp khí thải carbon.

 

Tuy nhiên, thực trạng đó đơn giản cũng chỉ là sự chuyển đổi lĩnh vực đầu tư của thị trường về khí thái carbon vốn mới bắt đầu phát triển gần đây.

 

Cần phải phơi bày thực trạng đó. Mọi người phải hiểu rằng những dịch vụ “phi carbon” kiểu đó cũng giống hệt như cái kiểu “phi gian lận” mà thôi và điều chúng ta thực sự cần là động thái đúng đắn của toàn cầu không được pha chút gian lận nào ở đây.

 

Thành lập liên minh “ Lập lại công bằng về khí hậu” nhằm tăng cường các động thái ngăn chặn và ứng phó tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu.

 

Tại hội nghị các bên của Hiệp ước khung Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu (UNFCCC)  diễn ra tại Bali, Indonesia, vào tháng 11/2007, các nhóm và tổ chức xã hội tham dự hội nghị  nhất trí thành lập liên minh “Công bằng trong vấn đề về khí hậu” nhằm tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác giữa các thành viên với nhau và với các tổ chức khác.

 

Quyết định này được đưa ra nhằm tăng cường hơn nữa các động thái ngăn chặn và ứng phó với tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu.

 

Các tổ chức thành viên của liên minh gồm Viện Giám sát Thương mại về Khí thải carbon, Trung tâm các Vấn đề về Môi trường, Tiêu điểm Miền nam Địa cầu, Philippines và Liên minh Hỗ trợ Xoá nợ, Tổ chức Quốc tế Bạn Trái đất, Vấn đề về Giới và Thay đổi Khí hậu Toàn cầu – Phụ nữ với Liên minh Bảo vệ Rừng Toàn cầu và Bình đẳng Khí hậu, Dự án Sinh thái Toàn cầu, Diễn đàn Quốc tế về Toàn cầu hoá, Mạng lưới Kalikasan vì Môi trường, Thành viên của Nhóm vì Công bằng Khí hậu Durban, Tổ chức Theo dõi Vấn đề về Dầu mỏ, Liên minh về Môi trường Khu vực Thái Bình Dương, Mạng lưới Phát triển năng Lượng và Môi trường Bền vững, Mạng lưới Môi trường Bản địa, Mạng lưới các Nước thuộc Thế giới Thứ ba, Tổ chức Bạn Trái đất của Indonesia, Chương trình Bảo vệ Rừng Nhiệt đới.

 

Ngày 14/12/2007, Liên minh Công bằng trong Vấn đề Khí  hậu đưa ra tuyên bố trong đó nêu rõ: ‘Suốt thời gian diễn ra hội nghị, các vấn đề bình đẳng về xã hội, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về giới đã được đại biểu của các nhóm, các tổ chức xã hội đưa ra thảo luận và đấu tranh bằng nhiều hoạt động diễn ra bên ngoài hội nghị.

 

Dù là đấu tranh bên ngoài hay ngay tại hội nghị, những người vận động đều bày tỏ mong muốn thay đổi các chính sách, phương thức bảo vệ môi trường và sự sống.

 

Một loạt sự kiện, báo cáo, các cuộc kêu gọi phản đối, các cuộc họp báo đều đề cập tới những giải pháp sai lầm cho vấn đề về thay đổi khí hậu, trong đó phải kể đến các giải pháp vốn được chính phủ nhiều nước, các tổ chức tài chính, và các tập đoàn đa quốc gia đang thúc đẩy thực hiện.

 

Đó là giải pháp đền bù khí thải carbon, thương mại hoá khí thải carbon trong vấn đề về rừng, giải pháp nhiên liệu nông nghiệp, và tự do hoá mậu dịch.

 

Cộng đồng địa phương, các dân tộc bản địa, phụ nữ và tầng lớp nông dân là nạn nhân chịu tác động của những giải pháp sai lầm ấy kêu gọi áp dụng những giải pháp thiết thực hơn vốn  không gây được sự chú ý của các chính trị gia. Đó là:

-          Giảm mức tiêu thụ

 

-          Chuyển dịch nguồn tài chính từ phía nam sang phía bắc theo tiêu chí về trách nhiệm lịch sử, và mức vay nợ chi cho các chương trình giảm thiểu và thích ứng thay đổi khí hậu thông qua việc điều chỉnh nguồn ngân sách quân sự, điều chỉnh mức áp thuế sáng chế, và xoá nợ.

 

-          Ngừng khai thác nguồn nhiên liệu hoá thạch, đầu tư vào lĩnh vực hiệu suất năng lượng, năng lượng an toàn, sạch, và theo định hướng của cộng đồng.

 

 

-          Bảo tồn nguồn tài  nguyên trên cơ sở quyền con người, đảm bảo quyền đất đai của dân bản địa, phát huy chủ quyền về năng lượng, về tài nguyên rừng, tài nguyên đất và nước.

-          Phát triển bền vững canh tác sản xuất quy mô gia đình và chủ quyền về lương thực.

 

Trong các cuộc đàm phán chính thức, các quốc gia giàu có gây áp lực buộc chính phủ các nước phía nam phải cam kết cắt giảm lượng khí thải, trong khi lại phủ nhận trách nhiệm pháp lý và lương tâm đạo đức của chính họ về thực hiện cam kết cắt giảm lượng khí thải, và hỗ trợ các nước đang phát triển cắt giảm lượng khí thải, thích ứng với tác động môi trường.

 

Lại một lần nữa, thế mạnh lại không thuộc về số đông, các nước chiếm số đông bị buộc phải trả giá cho những hậu quả về lượng khí thải quá mức của các nước chiếm thiểu số.

 

Thành công của hội nghị Bali là động lực thúc đẩy tiến trình phát động phong trào toàn cầu về công bằng trong vấn đề khí hậu.

 

Chúng ta sẽ không chỉ đấu tranh bằng thương thuyết đàm phán, mà còn bằng các hoạt động diễn ra trên đường phố – Lập lại công bằng về khí hậu ngay bây giờ.

 

Nguyễn Thu Trang