Toàn cảnh dinh thự Hoàng A Tưởng. (Ảnh: Bưu điện VN)
Trước khi dinh thự Hoàng A Tưởng được khởi công, họ Hoàng đã mời một thầy địa lý nổi tiếng người Trung Quốc sang chọn thế đất. Thầy địa lý đã phải dùng đến cả 2 chiêu là thuật phong thủy và phép xem thuật phong thủy để chọn được đất âm dương hài hòa. Sau 2 năm, thầy địa lý cũng tìm được khu đất tụ cả long - mạch - thủy - sa. Đó là khu đất cao ráo vuông vức hướng Đông Nam, phía sau và hai bên phải trái có núi. Phía trước có suối và núi “mẹ bồng con”.
Một góc dinh thự. (Ảnh: Dulichvietnam)
Công trình bắt đầu được khởi công vào năm 1914 đến tận 1921 mới xong. Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng trên khu đất rộng hơn 10.000m2 trên một ngọn đồi thấp với diện tích sàn 2 tầng khoảng 400m2 được kết hợp giữa kiến trúc phương Tây với nghệ thuật phong thuỷ phương Đông, do hai nhà kiến trúc sư Pháp và Trung Quốc thiết kế. Vật liệu để làm nên công trình được Hoàng A Tưởng chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Người ta kể rằng, xi măng sắt thép được chở bằng máy bay từ dưới xuôi lên. Còn gạch ngói được họ Hoàng cho sản xuất tại chỗ bằng đất sét trong lòng các dãy núi dưới sự giám sát của các chuyên gia người Trung Quốc.
Mặt trước dinh thự. (Ảnh: Bưu điện VN)
(Ảnh: Bưu điện VN)
Dinh thự có khoảng sân rất rộng. (Ảnh: lichsuvn)
Xung quanh khu nhà Hoàng A Tưởng có đường rào dày gồm 3 cổng: 1 chính và 2 phụ. Bốn phía tường rào đều có lỗ châu mai, thường xuyên có hai trung đội lính canh phòng cẩn mật. Vòm trên cùng của ngôi nhà chính có đắp nổi hai cành nguyệt quế, giữa có rồng hình mặt nguyệt. Phía sau nhà còn có một hầm thoát hiểm kiên cố và bí mật.
Hành lang hai bên dinh thự. (Ảnh: lichsuvn)
Tường gạch cao vút nhưng tróc lở, xen kẽ những đám rêu và dương xỉ ẩm ướt. Bước lên theo những bậc thang lượn cong, hé cửa nhìn vào, bạn sẽ thấy một khoảng sân rộng, bao quanh là một dãy hành lang hẹp với hàng cột tròn thanh thoát.
Lối lên cầu thang. (Ảnh: Báo Xây dựng)
(Ảnh: lichsuvn)
Đứng trên tòa thành có thể bao quát cả rừng núi Bắc Hà. (Ảnh: Bưu điện VN)
Dãy nhà ngang dành cho lính và người ở khi xưa. (Ảnh: Bưu điện VN)
Dinh thự biến thành "nhà khách"
Theo sự tàn phá của thời gian, dinh thự Hoàng A Tưởng đã bị xuống cấp, hệ thống sàn gỗ tầng 2 hỏng hoàn toàn, trần vôi rơm xưa mục nát, mái dột nát nhiều, tất cả các cửa đều bị mối mọt.
Ngày 20.9.2006, UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật này. Sau đó, UBND huyện Bắc Hà là đơn vị trực tiếp thực hiện cải tạo dinh thự này.
Còn đâu hình ảnh dinh thự cổ năm xưa... (Ảnh: lichsuvn)
Công trình đẹp là thế, cổ kính và tráng lệ như vậy nhưng giờ đây, bỗng “biến” thành “nhà mới” với nền màu sơn vàng chóe ngự giữa những đồi xanh núi đá và sử dụng như một "nhà khách". Nhiều lứa sinh viên kiến trúc, nhiều nhà xây dựng, cả những người yêu cảnh đẹp hoài cổ đều tiếc cho dinh thự Hoàng A Tưởng khi chính quyền tỉnh Lào Cai quyết định tu sửa lại công trình theo cách “chẳng giống ai”.
Màu sắc sau khi tu sửa khiến dinh Bắc Hà trông như mới. (Ảnh: dulichvietnam)
Người dân ở đây cũng bày tỏ sự tiếc rẻ về nội thất bên trong cũng như khuôn viên xung quanh tòa nhà. Đó là giờ đây, các căn phòng đều trống, những món đồ quý giá còn sót lại chỉ là 4 chiếc trường kỷ được chạm khắc rất công phu. Trong khi đó, vườn lê từng được tương truyền là tuyệt đẹp nhất vùng Bắc Hà nay cũng không còn nữa, thay vào đó là các thảm cỏ xanh và một vài cây cảnh.
Giờ đây mỗi khi du khách có dịp ghé Sà Phìn đâu còn có thể cảm nhận và tận hưởng vẻ đẹp cổ kính của dinh thự cổ hoành tráng năm xưa…