Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
Đáp: "Ngày Đại dương Thế giới" (World Ocean Day) là sáng kiến lần đầu tiên được Chính phủ Canada đề xuất vào năm 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro. Sau đó được Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận vào Năm quốc tế Đại dương 1998 tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha), khi ấy Việt Nam cũng tham gia sự kiện này.
Nhờ những nỗ lực toàn cầu không mệt mỏi nói trên, từ năm 2009 Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã chính thức chọn ngày 08 tháng 06 hàng năm là Ngày Đại dương Thế giới.
Ngày Đại dương Thế giới được xem là một sự kiện duy nhất nhằm tôn vinh Đại dương Thế giới, và để bầy tỏ mối quan tâm gắn bó của loài người với biển, đại dương vì tương lai của chính họ. Mục tiêu chung của việc tổ chức Ngày Đại dương Thế giới là nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà ra quyết định về vai trò cực kỳ quan trọng của biển và đại dương trong đời sống hàng ngày của chúng ta, và cổ vũ các hành vi “vì sự bền vững của biển cả”.
Chủ đề Ngày đại dương Thế giới năm 2009 là “Đại dương, Khí hậu và Tương lai!” . Đây là chủ đề bao trùm về đại dương với tư cách là hệ thống hỗ trợ cho sự sống trên Trái đất và đặc biệt về đại dương và khí hậu.
Chủ đề ngày Đại dương thế giới năm 2011 – 2012 là “Thanh niên: làn sóng tiếp theo cho sự đổi mới” (Youth: The next Wave for Chance)
Năm 2011, Mạng lưới đại dương toàn cầu phát động một chủ đề hai năm của Ngày Đại dương thế giới. Mục đích là thu hút những người tham gia bảo vệ đại dương với ý nghĩa như là một lối sống, với sự nhấn mạnh tầm quan trọng của Đại dương đối với toàn thế giới.
Chủ đề này tập trung vào thanh niên (dựa trên những kết quả nghiên cứu điều tra xã hội của Dự án Đại dương và nhiều nghiên cứu khác) bởi thanh niên là tầng lớp hứa hẹn nhất của công chúng để đạt được những đổi mới mà nhân loại mong muốn có tính chất lâu dài,
Thanh niên sẽ là những người cần tri thức và có động lực thúc đẩy cộng đồng trong những vấn đề liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Thanh niên có thời gian, sự quan tâm đến các vấn đề của thời đại và có động cơ hành động để bảo vệ môi trường theo cách của họ một cách hữu ích. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy các bậc phụ huynh đang ngày càng quan tâm hơn đến việc dạy dỗ con cái của họ về những vấn đề môi trường khi chúng bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 12 – 17 tuổi).
Việc các tổ chức sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới sẽ tạo ra một nỗ lực để truyền cảm hứng cho thanh niên tiếp cận và chung tay với nhau chăm sóc cho các đại dương của chúng ta, ngay bây giờ cũng như trong suốt cuộc đời.Chủ đề này cho hai năm 2011 – 2012 giúp cho chúng ta có nhiều thời gian để đạt được mục tiêu khuyến khích các hành động của giới trẻ và cộng đồng tiến hành các hành động bảo vệ đại dương.
Các nước đặc biệt lo ngại về tình trạng khai thác quá mức các nguồn hải sản, nạn ô nhiễm và ôxít hóa các đại dương cũng như tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học biển và đại dương. Các hiện trạng này đe dọa cuộc sống của con người cũng như các cơ hội đạt được các mục tiêu phát triển. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần hành động tập thể để đảm bảo tất cả các nước và mọi người đều được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên biển và đại dương.
Đại diện của hơn 30 nước là thành viên LHQ nhấn mạnh, Hội nghị cấp cao LHQ về phát triển bền vững (Rio+20), dự kiến diễn ra ở Braxin vào năm 2012, sẽ là cơ hội chưa từng có để làm nổi bật các ưu tiên bảo tồn và quản lý bền vững biển và đại dương. Hội nghị này cần ưu tiên giải quyết các thách thức trong chuyển đổi nền kinh tế không bền vững hiện nay sang nền kinh tế xanh, đồng thời thể hiện ý chí chính trị lớn hơn trong thực hiện các mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn lợi từ biển và đại dương, tăng cường gắn kết bảo tồn biển và đại dương với phát triển bền vững.
LHQ nhấn mạnh thực hiện các mục tiêu và đề nghị này cần nỗ lực lớn của các nước, các tổ chức liên Chính phủ và cộng đồng quốc tế. Thành công phụ thuộc vào các quá trình chính sách thích hợp và các thỏa thuận thể chế hiệu quả, vì vậy cần các cam kết và tài trợ của cộng đồng quốc tế, các quốc gia và các ngành công nghiệp.
10. Tăng cường phối hợp, liên kết và hiệu lực của hệ thống LHQ về các vấn đề đại dương;
9. Xanh hóa nền kinh tế dinh dưỡng để giảm sự mất ô xy ở các đại dương và thúc đẩy an ninh lương thực;
8. Thúc đẩy ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm;
7. Tăng cường khuôn khổ pháp lý để xử lý các loài thủy sản xâm lấn;
6. Cải tổ và tăng cường các tổ chức khu vực quản lý đại dương; thúc đẩy ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm;
5. Tăng cường năng lực thể chế giám sát khoa học các đại dương và khu vực ven biển;
4. Thúc đẩy nghiên cứu về quá trình a xít hóa đại dương cùng cách thức thích nghi và làm giảm quá trình này;
3. Hỗ trợ phát triển các nền kinh tế xanh ở các quốc đảo nhỏ đang phát triển;
2. Lấp đầy khoảng cách về quản lý các đại dương thông qua tăng cường thực thi Công ước LHQ về luật biển;
1. Xây dựng thị trường các bon xanh toàn cầu như là phương tiện tạo ra các thành quả kinh tế trực tiếp thông qua bảo vệ môi trường sống;
Các cơ quan LHQ như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO), Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) đã đề xuất 10 đề nghị bảo vệ các đại dương bao gồm:
Chương trình nhấn mạnh các đại dương chiếm 70% bề mặt trái đất nhưng hiện nay mới chỉ có 1% diện tích các đại dương được bảo vệ. 60% hệ sinh thái biển quan trọng của thế giới đã bị suy thoái hoặc đang bị khai thác không bền vững, gây tổn thất khổng lồ về kinh tế xã hội . Trong 50 năm qua, 30-50% diện tích rừng đước, 20% các rặng san hô của thế giới đã bị mất, làm tăng nguy cơ dễ bị tổn thương của các khu vực dân cư ven biển. Các đại dương hấp thụ 26% lượng khí thải CO2 khiến quá trình axít hóa trong đại dương bị đẩy nhanh, đe dọa các loài sinh vật phù du và vì vậy đe dọa toàn bộ dây chuyền thực phẩm biển và các hoạt động kinh tế xã hội gắn với biển và đại dương. Các hệ sinh thái ở các vùng đại dương sâu có giá trị lớn nhưng vẫn không được bảo vệ. Các hiện tượng và các mối đe dọa này tuy không mới nhưng đã trở nên ngày càng trầm trọng bởi các sức ép tích hợp từ biến đổi khí hậu, hoạt động gây tổn thương các đại dương ngày càng gia tăng của con người và các tiến bộ công nghệ.
Tại cuộc họp, Liên Hợp Quốc đã chính thức phát động "Chương trình vì sự bền vững của các đại dương và các vùng ven biển" nhằm gióng lên hồi chuông cảnh báo hiện trạng sức khỏe của các đại dương đồng thời đưa ra 10 đề nghị bảo vệ các đại dương toàn cầu.
Trong bối cảnh này, LHQ kêu gọi các nước tích cực hơn nữa trong các nỗ lực toàn cầu nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn hải sản, bảo vệ đa dạng sinh học ở các đại dương. Các tổ chức quản lý khai thác hải sản khu vực cần thực hiện ngay các biện pháp quản lý hạn ngạch đánh bắt bền vững.
Ngày 7/12/2011, Đại Hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi các nước thành viên và các tổ chức quốc tế hành động khẩn cấp để quản lý bền vững các đại dương và hệ sinh thái biển.
Chủ đề ngày Đại dương thế giới năm 2010 là “Đại dương của sự sống, hãy bảo toàn sự sống của Đại dương”.
Việc công nhận Ngày đại dương thế giới cho phép chúng ta thúc đẩy các hành động bảo tồn biển bền vững của các quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới. Nghị quyết của Liên hiệp quốc về ngày này là cơ sở pháp lý quan trọng hướng tới việc cải thiện sức sống và sức khỏe của các đại dương. Trên thế giới cứ đến ngày này, để hưởng ứng người ta đã tổ chức một chuỗi sự kiện và hoạt đông như: các cuộc Tuần hành vì đại dương, các Con đường xanh (bluelines) kết nối con người, thủy sản và thị trường bền vững, Tọa đàm đại dương hòa bình, Thi nghệ thuật và văn hóa biển, Xây dựng lâu đài cát, Cấp hộ chiếu cho công dân đại dương,…
Ngày Đại dương Thế giới còn là ngày mọi người trên hành tinh chúng ta kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống, cho những gì nó cung cấp cho con người và những gì mà nó đại diện. Đại dương tạo ra phần lớn ô xi cho chúng ta hít thở, cung cấp nguồn thức ăn và dược phẩm phong phú, điều hòa khí hậu, làm sạch nguồn nước uống, tạo ra việc làm và khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của con người. Đại dương cũng là nguồn cảm hứng vô hạn cho loài người.
Từ năm 2002, Dự án Đại dương (Ocean Project) của Liên hiệp quốc và Mạng lưới Đại dương toàn cầu (World Ocean Network) đã giúp thúc đẩy và phối hợp các sự kiện của Ngày Đại dương Thế giới trên nhiều quốc gia với các tổ chức quản lý, điều hành các công viên biển, vườn thú, bảo tàng và các tổ chức bảo tồn, các trường đại học, trường học, và các doanh nghiệp. Mỗi năm thu hút ngày càng tăng số lượng các nước và các tổ chức tham gia hưởng ứng sự kiện này.
Ý nghĩa các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới sẽ góp phần vào bảo vệ đại dương của chúng ta trong tương lai, cung như chính nhu cầu bảo tồn các giá trị của đại dương cho các thế hệ tương lai, giúp cho chúng ta:
- Có những quan điểm đổi mới và sáng tạo - khuyến khích cá nhân suy nghĩ về những gì đại dương cũng như những gì nó cung cấp tất cả chúng ta với hy vọng bảo tồn nó cho hiện tại và các thế hệ tương lai.
- Khám phá đại dương, bao gồm sự phong phú của sinh vật biển đẹp và đa dạng và môi trường sống, cách hành động hàng ngày của chúng ta ảnh hưởng đến chúng và cách thức để chúng ta liên kết với nhau chung tay bảo vệ đại dương.
- Thay đổi lối sống của chúng ta – tất cả chúng ta đều liên kết với nhau thông qua đại dương. Bằng việc chăm sóc cho tương lai sau này, chúng ta đang làm những công việc như một người chăm sóc các đại dương, cần tạo ra những thay đổi nhỏ đối với thói quen hàng ngày để được hưởng lợi rất nhiều hành tinh xanh của chúng ta.
- Kỷ niệm – là hoạt động cần thiết để mọi người dù sống ở trong lục đại hay ở các vùng ven biển đều có thể kết nối với các đại dương; dành thời gian để suy nghĩ về cách đại dương ảnh hưởng đến ta, và làm thế nào ta có ảnh hưởng đến các đại dương, và sau đó tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động chào mừng Ngày Đại dương thế giới.