Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Cỏ ngọt đang dần thay thế đường mía?

(17:31:16 PM 24/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Thời gian gần đây, thông tin khẳng định hàm lượng đường của cỏ ngọt gấp 280 lần mía khiến dư luận quan tâm. Những ý kiến của chuyên gia và người trồng dưới đây sẽ giúp người dân hiểu hơn về cỏ ngọt cũng như có thể ứng dụng loại cỏ này trong đời sống?

 

Trồng cây cỏ ngọt tại Hưng Xá, Hưng Nguyên, Nghệ An.
Trồng cây cỏ ngọt tại Hưng Xá, Hưng Nguyên, Nghệ An.


 

Mới ứng dụng ở dạng dược liệu


 
DS Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Thương mại Dược - Mỹ phẩm cho hay: Đối với hộ cá thể, có thể trồng cỏ ngọt phục vụ đời sống hằng ngày dưới dạng dược liệu. Tức lấy thân cây, không qua các khâu chế biến để nấu ăn thay đường hoặc pha trà thanh nhiệt, giải độc...
 
Còn để sử dụng cây cỏ ngọt thay thế đường mía về vĩ mô (toàn xã hội và ở các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp thực phẩm, dược dụng và nhu cầu tiêu dùng của người dân) cần tính đến nhiều yếu tố và phụ thuộc vào quy mô lớn hay bé.
 
Bởi để chiết xuất ra 1kg đường cỏ ngọt thương phẩm cần có thiết bị, đầu tư khoa học công nghệ để đảm bảo nguồn dược liệu đạt tiêu chuẩn. Trong khi đường mía nguyên liệu sẵn có, công nghệ phổ biến.
 
Vì thế, nếu nói có thể thay thế tại thời điểm hiện nay thì chưa hẳn. Nhưng đường cỏ ngọt có nhiều ưu thế và không gây tác động xấu đến sức khoẻ. Ví dụ, đường cỏ ngọt không sinh ra năng lượng, không gây béo phì, giảm bệnh tiểu đường... Tất cả những yếu tố đó về mặt sức khoẻ và tinh thần, an toàn thực phẩm thì có ý nghĩa lớn hơn vấn đề kinh tế.
 
Có thể trồng ở hộ gia đình
 
 
Theo GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam: Hiện nay, người dân nên trồng cây cỏ ngọt trong nhà để thay thế dần đường mía vào một số mục đích. Có thể trồng cây ở chậu cảnh, thùng xốp hay luống trước nhà với vài m2.
 
Khi cây lớn khoảng 25 - 30cm, tỉa cành để ra các nhánh mới. Khi cây lớn thu hoạch bằng cách hái lá, không cần chiết xuất, tốt nhất trước khi cây ra hoa. Trường hợp cây có hoa có thể ngắt nụ hoa để tăng ngọt cho lá. Có thể ăn lá ở trạng thái tươi hoặc phơi khô để cho vào thực phẩm.
 
Vì thế, có thể ứng dụng vào đời sống đồng thời giảm nhiều nguy cơ về sức khoẻ. Ngoài ra, cây cỏ ngọt cũng được được nghiên cứu rộng rãi và khẳng định không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
 
Cây cỏ ngọt có các tác dụng như thay thế cho đường, chống bệnh tiểu đường, giảm béo, cân bằng huyết áp cho người cao và thấp, chống sự hoạt động của vi khuẩn... Ở trong nước hiện đã bắt đầu có đường tinh chế từ cây cỏ ngọt ở dưới dạng ngọt hơn đường mía từ 5 - 300 lần.

Dùng hằng ngày làm nước uống

 
Ông Đỗ Quang Hòa, nông dân thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Tôi trồng cỏ ngọt từ năm 1988.
 
Cây cỏ ngọt dễ sống, khi trồng có thể đặt trên tầng thượng với hộp xốp nhỏ chứa khoảng 15 - 20 cây.
 
Hằng ngày hái vài lá cho vào pha nước uống. Cây cỏ ngọt mang danh là ngọt nhưng ít sâu bệnh xâm nhập.
 
Gia đình tôi hiện đang dùng cỏ ngọt để nấu nước đường, nấu chè, thậm chí nấu canh và nước uống hằng ngày".
 
Cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia Rebaudiana, thuộc họ cỏ. Độ ngọt của cây cao gấp 250 - 300 lần đường mía. Chất stevia là chất tạo ngọt cơ bản tạo nên độ ngọt của loài cây này. Chất ngọt ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon. Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người.
Hiền Dung/ Bee.net (Thực hiện)