Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
Để đạt được kết quả trên, các địa phương chú trọng mở rộng quy mô phổ cập nghề, dạy nghề, đa dạng hóa việc dạy nghề bằng cách áp dụng nhiều loại hình: trường nghề, trung tâm dạy nghề, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại chỗ (trên đồng ruộng, trang trại, miệt vườn), dạy nghề theo hình thức kèm cặp. Các tỉnh đẩy mạnh huy động, tăng tỷ lệ vốn đầu tư công tác dạy nghề lên 10 – 12% tổng ngân sách; đổi mới chương trình dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, gắn với các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, khuyến nông - khuyến ngư, phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Các trung tâm dạy nghề cấp huyện được xây mới, mở rộng, nâng cấp.
Các tỉnh ĐBSCL huy động nhiều lực lượng tham gia nâng cao qui mô dạy nghề với nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế, sinh sống của từng nhóm đối tượng; chú ý dạy nghề lưu động, liên kết giữa các doanh nghiệp với làng nghề, cơ sở dạy nghề trong đào tạo nghề nhằm phổ cập nghề. Qua đó, các địa phương đã dạy nghề cho trên 900.000 người, tạo việc làm cho 500.000 lao động đến tuổi trong 4 năm 2008 - 2011.
Bằng nhiều nguồn đào tạo, đến năm 2011, ĐBSCL có thêm 3.700 giáo viên dạy nghề. Bộ Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo thành lập khoa sư phạm ở một số trường cao đẳng, đại học trong vùng như Đại học Cần Thơ, An Giang; bồi dưỡng hàng trăm sinh viên thành giáo viên dạy nghề; huy động đội ngũ kỹ sư, công nhân giỏi nghề thuộc các doanh nghiệp, làng nghề..., tăng cường phương thức phổ cập, dạy nghề cho người lao động tại địa phương giúp người lao động có việc làm ổn định cuộc sống giảm nghèo bền vững.