Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Dành nước cho khách
Mới hơn 4 giờ chiều nhưng hàng chục người tay xách can nhựa, vai gánh thùng đến lấy nước ở cái giếng phía đông của xã. Để có nước sinh hoạt cho 5 thành viên, gia đình bà Hồ Thị Ưng (54 tuổi) phải cử hẳn 1 người ở nhà để chuyên... lo việc nước. “Nhiều gia đình neo người, phải mua từ 3.000-5.000 đồng/can (20 lít). Nếu trời không mưa, giếng này cũng chỉ đến tháng 5 là cạn. Khi ấy, người dân phải vào con suối cách nhà gần 2km mới có nước” - bà Ưng cho biết.
|
Người dân phải đi xa hàng cây số để gùi nước về sử dụng. |
Cùng với người dân, hàng trăm cán bộ lên đây làm việc cũng nếm mùi khổ sở vì thiếu nước. Nếu bận không lấy được nước, tối về họ đành... ngủ bẩn. Cũng vì thiếu nước sinh hoạt nên không ít công trình vệ sinh tại trụ sở nhiều ban, ngành trong huyện đã trở thành nỗi ám ảnh cho cả chủ lẫn khách. Có nơi cán bộ phải ra ngoài khuôn viên trụ sở để “giải quyết”, tiết kiệm nước trong nhà vệ sinh dành cho khách. Thiếu nước nên dù nhà công vụ huyện khá khang trang, nhưng không ít khách lên Tây Trà làm việc đành bấm bụng bỏ tiền ra ở nhà nghỉ.
Còn phải chờ lâu dài
Năm 2010, Tây Trà đã được đầu tư khoảng 2 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nước sinh hoạt cho xã Trà Phong. Nhưng tháng 5. 2011, khi thi công tuyến đường Trà Phong - Gò Rô, đất đá trôi xuống làm hỏng công trình này. Tháng 7.2011, UBND huyện đã phải trích ngân sách gần 100 triệu đồng, mua 2 bồn chứa loại 6.000 lít/bồn lắp đặt ở chân núi và dẫn nước từ sông suối về cho người dân sinh hoạt tạm; đồng thời khoan mới 5 giếng để cung cấp nước cho người dân và một số cơ quan. Tuy nhiên để lấy được nước tại các điểm trên, nhiều người phải đi khá xa.
Ông Hoàng Anh Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện thừa nhận: Thiếu nước sinh hoạt đã gây nhiều khó khăn cho người dân và cán bộ đang công tác tại huyện. Cách đây hơn 1 tháng, huyện đã chi thêm khoảng 170 triệu đồng để nạo vét, sửa lại đường ống dẫn. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài phải cần cải tạo lại công trình cũ, tốn khoảng 500 triệu đồng. Nhưng muốn sửa lại phải chờ vài năm, khi công trình giao thông Trà Phong - Gò Rô hoàn thành. Nếu làm ngay bây giờ, đất đá tiếp tục vùi lấp thì lại thành công cốc.