Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>> Mây phóng xạ lan đến Quảng Ninh
Chiều 8-4, phóng viên liên lạc với PGS.TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng VAEC, thì được trả lời quan điểm của VAEC về thông tin “mây phóng xạ đến Việt Nam có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe” thể hiện trên báo cáo cùng ngày của Trung tâm Dữ liệu Quốc gia Việt Nam đặt tại VAEC.
Phần đậm đặc nhất của mây phóng xạ được dự báo có thể đến Việt Nam ngày 10-4 nhưng mức phóng xạ vẫn dưới ngưỡng nguy hiểm hàng nghìn lần (Nguồn: VAEC)
Báo cáo này là về số liệu phóng xạ môi trường được công bố trên website của VAEC chiều tối qua. Báo cáo xác nhận Việt Nam hôm qua cũng ghi nhận được phóng xạ từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukusshima. Tuy nhiên, cơ quan chức năng tiếp tục khẳng định mức độ vẫn rất thấp, chỉ khoảng vài chục micro Bq/m3 với hai đồng vị chủ yếu I-131 và Cs-137.
Theo báo cáo, gỉa thiết các giá trị phóng xạ đo được ở Việt Nam hiện nay tương ứng với mức phóng xạ màu tím trong thông báo của tổ chức Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Toàn diện (CTBTO), tức là mức thấp nhất trong đám mây phóng xạ.
Và giả sử, đến chủ nhật này, ngày 10-4, đám mây phóng xạ manh nhất hiện nay, tương ứng với màu xanh dương, bao phủ lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, mức phóng xạ tại Việt Nam sẽ tăng nhiều nhất là gấp 100 lần so với mức hiện tại. Khi đó, nồng độ các đồng vị phóng xạ nói trên cũng chỉ tăng đến vài nghìn micro Bq/m3.
Nồng độ ấy, báo cáo nhận định, vẫn thấp hơn hàng nghìn lần giới hạn cho phép. Theo quy chuẩn Việt Nam, ngưỡng được cho nguy hiểm với sức khỏe là 10 triệu micro Bq/m3 đối với I-131 và 2 triệu micro Bq/m3 đối với Cs-137.
Tuy nhiên, báo cáo không hề đả động gì một cách trực tiếp đến tin đồn trên mạng. Từ ngày 6-4, nhiều người truyền cho nhau qua thư điện tử (email) thông tin “mây phóng xạ từ Nhật đã tràn vào ðêm hôm qua với mức độ nhiễm rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới con người”.
Mức ô nhiễm này “chưa công bố ngay” vì “cần tiến hành thêm một vài xét nghiệm”. Sau đó là các khuyến cáo như “cần tránh ra khỏi nhà; mặc áo khoác, che kín thân thể khi ra ngoài; tắm nước nóng pha với muối, càng nhiều muối càng tốt; để một bịch muối khoảng 500gr (muối hột) bên cạnh chỗ ngồi, chỗ nằm; quần áo giặt liên tục; và không đi tắm biển”, v.v…
Theo một nhà khoa học từng công tác lâu năm trong ngành hạt nhân, thông báo của VAEC nếu nhắm đến đối tượng đích là công chúng, đứng trước một vấn đề nhạy cảm thế này và để tránh hiểu nhầm hay hiểu mơ hồ, lẽ ra VAEC nên nói thẳng quan điểm của mình về tin đồn.