Bà Trịnh Thị Ngà (ngoài cùng bên trái) ngồi thẫn thờ nhìn guồng máy múc |
Đi đến đâu, chúng tôi cũng nhận thấy không khí tang thương bao trùm xóm nghèo nằm sát bãi thải mỏ than Phấn Mễ. Những người bình tĩnh hơn thì ngồi tụm năm, tụm ba ngoài khu vực sạt lở bàn tán về cái ngày định mệnh trong cuộc đời họ. Với những người may mắn thoát chết, khuôn mặt phờ phạc dõi theo từng guồng máy ủi đào đất đá tìm kiếm người xấu số hơn mình.
Vành khăn tang ở nơi sạt lở |
Biết các hộ dân, trong đó có bố mẹ mình khó có thể sống sót, nhưng chẳng làm gì được. Phải tìm kiếm hơn 3 tiếng mới thấy mẹ tôi trong tư thế ngồi trên chiếc ghế”.
Em Nguyễn Văn Khánh (21 tuổi), con trai nạn nhân Trần Thị Thiện (54 tuổi) nói trong tuyệt vọng: “Bố em mất sớm. Nhà chỉ có hai mẹ con. Một mình mẹ tần tảo sớm hôm nuôi em khôn lớn.
Em xin vào làm công nhân trên TP Thái Nguyên. Sáng 15/4, em được người nhà gọi điện báo hung tin. Em tức tốc từ TP Thái Nguyên về đến nhà. Nhìn vào đống đất đá, nơi vùi lấp nhà và người thân của, em không muốn sống nữa.
Những guồng quay của máy múc hoạt động tìm kiếm cả ngày lẫn đêm |
Bà Nguyễn Minh Hoàn (50 tuổi), ông Nguyễn Văn Hà (44 tuổi, em trai bà Hoàn), em Nguyễn Văn Quốc (21 tuổi, con trai bà Hoàn) và em Nguyễn Văn Quân (17 tuổi, con trai thứ 2 của bà Hoàn) là 3 người trong một gia đình bị tử nạn.
Ngồi trên đỉnh núi, gương mặt thất thần, bà Trịnh Thị Ngà (67 tuổi ở xóm Khuôn 1) là họ hàng thân thiết của các nạn nhân, đau đớn kể lại: “Khi nghe người dân gào khóc, kêu thét, tôi chạy ra thì quả núi rác thải trước mặt đã đổ sập vùi lấp hoàn toàn hơn 10 hộ dân. Tưởng gia đình em Hoàn chạy thoát, nhưng chờ mãi, chờ mãi chẳng thấy em và các cháu đâu”.
Em Nguyễn Văn Khánh (ngồi giữa) khóc hết nước mắt khi nhận được hung tin |
Ngày 14/4, cháu Quốc làm dưới Hà Nội, nhận được điện thoại của mẹ nó báo là em ốm, nên cháu Quốc liền về nhà. Khi về đến nhà thì chiều tối, chú Hà đi đốn củi cũng ở lại ăn cơm cùng các cháu và ngủ lại, ai ngờ ra cơ sự như thế này...