Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nhập khẩu máy móc thế hệ cũ làm gia tăng phát thải

(23:51:19 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo báo cáo của Bộ Công Thương việc nhập khẩu thiết bị thế hệ cũ đang làm gia tăng hiện tượng phát thải, rác thải. Hiện nay, 70 phần trăm kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước có công nghệ trung gian.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương việc nhập khẩu thiết bị thế hệ cũ đang làm gia tăng hiện tượng phát thải, rác thải. Hiện nay, 70 phần trăm kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước có công nghệ trung gian.

Bốn xe chở bùn thải độc hại đổ trộm xuống hố đào sẵn ở xã Ninh Diêm (Ninh Hòa, Khánh hòa) bị áp giải trở lại Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin ngày 8/7/2008.  - Ảnh: CTV. Hình minh họa.

Đặc biệt trong những năm gần đây, tình trạng đáng lo ngại là gia tăng việc nhập khẩu phế liệu, hàng cũ vào nước ta như thép phế liệu, giấy phế liệu, bao bì nhựa, hàng điện tử đã qua sử dụng và máy tính cũ.

 

Xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ở một số ngành sử dụng nhiều nguyên vật liệu, gây ô nhiễm môi trường vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể gây sức ép đối với môi trường nước ta.

 

Do vậy, việc đáp ứng các yêu cầu môi trường đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đang là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra còn nhiều hoạt động thương mại khác tiềm ẩn nguy cơ suy thoái môi trường, đe doạ tính mạng và sức khoẻ con người như buôn lậu, lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng.

 

Những năm qua, hoạt động thương mại đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách của đất nước. Song cũng cần nghiêm túc nhìn nhận những hậu quả và mối nguy hại do các hoạt động thương mại này gây ra cho môi trường. Những thiệt hại về kinh tế và xã hội có sự tham gia của hoạt động thương mại là rất đáng kể.

 

Một trong những nguyên nhân này là do năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Hệ thống pháp lý về thương mại và môi trường còn chưa đồng nhất, thiếu tính hệ thống; sự phối hợp giữa các cơ quan kinh tế và cơ quan môi trường còn lỏng lẻo.

(Theo TTXVN)