Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Phân bón hữu cơ sinh học được sản xuất từ chất thải - Ảnh minh họa
Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành xây dựng nhà xưởng, điểm chứa nguyên liệu 2.000 m2; diện tích sân phơi 20.000 m2; trang bị máy trộn, máy ép viên, máy sấy. Hiệu quả nhất là đề tài đã tận dụng, xử lý các nguồn chất thải từ nuôi trồng chế biến thủy sản và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên than bùn dồi dào tại địa phương không thải ra môi trường.
Đề tài nghiên cứu đã tạo ra phân bón hữu cơ sinh học dưới 3 dạng lỏng từ 3 - 5 sản phẩm, có quy mô 500 lít/ngày; Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ dạng bột, quy mô 6.000 tấn/năm và dạng viên 3.000 tấn/năm phù hợp cho canh tác lúa và hoa màu; Đào tạo 16 cán bộ kỹ thuật viên và công nhân đủ năng lực vận hành các dây chuyền công nghệ do trường Đại học Cần Thơ chuyển giao bao gồm công nghệ trích ly than bùn, công nghệ phối trộn dinh dưỡng; xử lý bùn ao và công nghệ sản xuất phân dạng lỏng, bột và viên, các phương pháp kiểm tra chất lượng phân tích từ 20 - 30 mẫu.
Các loại phân bón hữu cơ sinh học nghiên cứu dưới dạng nước, bột và viên được thực hiện khảo nghiệm ở các vùng canh tác lúa trên đất phèn (huyện Tri Tôn); đất bạc màu (huyện Tịnh Biên), đất phù sa (huyện Châu Phú) và cây màu trên đất triền núi (huyện Tri Tôn); cây ngô (huyện An Phú), đã khẳng định hiệu quả, góp phần hữu cơ hóa trong canh tác, thu gom xử lý nguồn chất thải giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương sử dụng.