Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chưa thống nhất về buôn bán hạn ngạch khí thải carbon

(23:50:57 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Tại hội nghị của Liên Hợp quốc về Thay đổi Khí hậu Quốc tế (UNFCCC) đang diễn ra ở Gana, hơn 1.600 đại biểu đến từ 150 quốc gia không đạt được sự đồng thuận về vấn đề buôn bán hạn ngạch khí thải carbon giữa các nước đã phát triển và đang phát triển.

Tại hội nghị của Liên Hợp quốc về Thay đổi Khí hậu Quốc tế (UNFCCC) đang diễn ra ở Gana, hơn 1.600 đại biểu đến từ 150 quốc gia không đạt được sự đồng thuận về vấn đề buôn bán hạn ngạch khí thải carbon giữa các nước đã phát triển và đang phát triển.

 

Phát biểu bên lề hội nghị, bà Nicole Wilke, người đứng đầu phái đoàn Đức cho biết, vấn đề giảm lượng khí thải từ hoạt động phá rừng tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ của cơ chế buôn bán hạn ngạch khí thải là một vấn đề được các đại biểu và các quan sát viên bàn luận sôi nổi.

 

Các cuộc đàm phán tập trung vào việc các nước đang phát triển phải làm thế nào để giảm lượng khí thải và các nước đã phải triển phải trả bao nhiêu để mua hạn ngạch carbon từ việc giảm khí thải nhờ giảm phá rừng.

 

Bà Wilke tỏ ý hy vọng các bên sẽ đạt được sự nhất trí trong cuộc họp được tổ chức tại Ba Lan vào tháng 12 tới, để có thể tiến hành ký kết một thỏa thuận về vấn đề giảm lượng khí CO2.

 

Các chuyên gia môi trường chỉ trích các nước đã phát triển về việc né tránh những cam kết cắt giảm lượng khí thải cácbon và tỏ ý nghi ngờ về kế hoạch bù lại khí thải tại các nước đang phát triển có thể được thực hiện hiệu quả.

 

Emily Brickell, chuyên gia về khí hậu và rừng tại tổ chức Friends of the Earth cho rằng hoạt động phá rừng nếu được tính vào thị trường khí thải sẽ tạo điều kiện để các nước phát triển tránh được việc giảm lượng khí thải tại nước mình.

 

Theo các chuyên gia, hoạt động phát rừng, chủ yếu tại các nước đang phát triển, chiếm tới 20 phần trăm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu và mỗi năm cướp đi 13 triệu ha rừng trong tổng diện tích 40 tỷ ha rừng của thế giới.

 

Nghị định thư Kyoto 1991 cho phép các nước có lượng khí thải vượt mức trần của UNFCCC được mua quyền thải khí thải của các nước không đạt mức cho phép.

 

Hiện giá trị trao đổi trên thị trường khí thải ước đạt khoảng 30 tỷ USD. Ishaku Huzi Mshelia, người đứng đầu tổ chức Clean Energy and Safe Environment Inititative nhận định rằng, các cuộc thảo luận về hoạt động phá rừng là mánh khóe để các nước phát triển né tránh cam kết giảm 40% lượng khí thải cácbon vào năm 2020.

 

(Theo Vietstock)